--> -->
Dòng sự kiện:

Tăng cường kết nối, ổn định thị trường lao động sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ

05/02/2025 18:49

Chia sẻ
Chiều 5/2, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi đã thông tin về các “giải pháp” nhằm giữ chân lao động tại các doanh nghiệp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và công tác an sinh xã hội được thực hiện với phương châm “không để người dân nào không có Tết”.
Sớm triển khai đưa Luật Công đoàn 2024 đi vào cuộc sống Người lao động quận Cầu Giấy phấn khởi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho hay, sau Tết, có một bộ phận người lao động nghỉ phép thêm hoặc chuyển việc, thay đổi chỗ ở, dẫn đến thiếu hụt lao động cục bộ tại một số nhà máy, địa phương.

Nắm bắt được thực trạng này, ngay từ trước Tết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các địa phương nắm chắc tình hình lao động, thị trường lao động; đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo nguồn cung nhân lực cho thị trường.

Trước hết, các địa phương thực hiện tốt đề án về phát triển thị trường lao động theo quyết định 146/QĐ-TTg năm 2021 góp phần tăng cường thông tin về thị trường lao động, tăng cường kết nối, điều hòa thị trường lao động trước, trong và sau Tết.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đôn đốc các địa phương, các doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, thưởng đối với người lao động tại các doanh nghiệp, đặc biệt là tại các khu công nghiệp.

Đôn đốc các nhà máy, doanh nghiệp thực hiện tốt việc đưa công nhân lao động về quê ăn Tết và đón công nhân quay trở lại làm việc… Công đoàn các cấp cũng tổ chức nhiều chuyến xe đưa đón công nhân góp phần ổn định thị trường lao động.

Tăng cường kết nối, ổn định thị trường lao động sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi thông tin về các “giải pháp” nhằm giữ chân lao động tại các doanh nghiệp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

“Tính đến thời điểm này, các trung tâm kinh tế lớn, khu công nghiệp lớn của các địa phương như Hà Nội, Bắc Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… ghi nhận công nhân, người lao động quay trở lại làm việc đông đảo, có địa phương đạt tỷ lệ 97- 98%, có nơi lên đến 100%. Diễn biến thị trường lao động năm nay có tín hiệu tích cực hơn so với những năm trước”, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi nói.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho biết thêm, các địa phương, doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách tiền lương, thưởng. Theo đó, bình quân tiền lương đạt gần 9 triệu đồng/tháng, tăng so với năm 2023; mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Bình quân các doanh nghiệp thực hiện 6,85 triệu đồng/người và có nhiều biện pháp giữ chân người lao động, có nơi hỗ trợ nơi ở, bố trí xe cho công nhân lao động.

Nhiều địa phương sau Tết cũng triển khai ngay các phiên giao dịch việc làm cả trực truyến và trực tiếp để kết nối thị trường lao động. Đó là những giải pháp cơ bản, đồng bộ để góp phần giữ vững thị trường lao động, không để xảy ra thiếu lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm sau Tết.

Thông tin về công tác an sinh xã hội được thực hiện trong dịp Tết Nguyên đán 2025 được đánh giá là tốt nhất với phương châm “không để người dân nào không có Tết”, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, để có kết quả như vậy là do sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của Chính phủ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước về công tác chăm lo Tết.

Triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã ban hành Công văn số 184, chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội, an toàn trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà Tết các đối tượng chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động trong cả nước; đã thành lập Đoàn công tác do lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn, trực tiếp đi kiểm tra công tác bảo đảm an sinh xã hội và thăm hỏi, động viên công chức, viên chức và người lao động ứng trực đêm giao thừa, làm việc xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ và tặng quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn…

Đối với người có công với cách mạng, Chủ tịch nước đã quyết định tặng quà cho trên 1,66 triệu đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ với tổng kinh phí là trên 506,75 tỷ đồng. Tổng các nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và kinh phí vận động xã hội hỗ trợ, tặng quà Tết cho người có công với cách mạng và thân nhân người có công khoảng 2.804 tỷ đồng (tăng 59 tỷ đồng so với dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024).

Liên quan việc hỗ trợ gạo cứu đói, Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 quyết định hỗ trợ tổng số trên 6.876 tấn gạo cứu đói cho 104.315 hộ, với 458.401 nhân khẩu thiếu đói dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt đầu năm 2025 tại 10 tỉnh...

Các địa phương, toàn quốc đã hỗ trợ, tặng quà Tết cho trên 13,5 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí trên 7.943 tỷ đồng (tăng 181 tỷ đồng so với Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024), trong đó, ngân sách Trung ương là gần 711 tỷ đồng; ngân sách địa phương là gần 4.452 tỷ đồng; kinh phí vận động xã hội hóa là trên 2.779 tỷ đồng.

Công tác hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chú trọng triển khai thực hiện. Các địa phương đã xây dựng Kế hoạch triển khai các hoạt động chăm lo Tết cho các đối tượng chính sách với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Các địa phương đã tích cực hưởng ứng triển khai phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025" có hiệu quả tích cực. Nhiều người dân đã được hỗ trợ để đón Tết trong các căn nhà mới với khoảng trên 22 nghìn nhà đã khánh thành, và gần 20,5 nghìn nhà khởi công (trong đó có 6.962 căn nhà dành cho người có công với cách mạng)…

Phương Ngân

Xứng đáng là điểm tựa cho đoàn viên, người lao động

Xác định năm 2025, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước; với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Quận ủy Hà Đông, sự phối hợp giữa các tổ chức Công đoàn với chính quyền, thủ trưởng các đơn vị từ quận đến cơ sở… Ban Thường vụ LĐLĐ quận đã duy trì tốt chế độ làm việc theo quy định. Qua đó, đẩy mạnh tinh thần năng động, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động; góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận và tổ chức Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Xem thêm