--> -->
Dòng sự kiện:

Tăng kết nối việc làm nhờ ứng dụng công nghệ thông tin

16/11/2017 21:22

Chia sẻ
Dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các chuyên gia việc làm đã đưa ra dự đoán khả năng lớn cơ cấu thị trường lao động Việt Nam sẽ bị phá vỡ. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làmđược xem là giải pháp triển vọng giúp mở rộng cơ hội người tìm việc, việc tìm người.
tang ket noi viec lam nho ung dung cong nghe thong tin Ra mắt ứng dụng tìm việc ngành IT trên thiết bị di động
tang ket noi viec lam nho ung dung cong nghe thong tin Triển lãm “Viettel với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”

Tập đoàn Manpower Group Việt Nam, tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp nhân lực cho hay,trong triển khai thực tiễn dịch vụ khoán việc, cho thuê lại lao động và các giải pháp nhân lực tiên tiến tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực, nhân tài.

tang ket noi viec lam nho ung dung cong nghe thong tin
Nhiều doanh nghiệp chủ động kết nối với ứng viên qua hệ thống công nghệ thông tin. Ảnh: L.N

Về phía người lao động cũng đang đứng trước nguy cơ có thể rơi vào cảnh thất nghiệp khi tự động hóa thay thế lao động chân tay, robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực.Hiện nay có đến 45% công việc con người làm có thể được tự động hóa.

Các ngành chịu tác động nhiều nhất từ công nghệ và tự động hóa phải kể đến là IT (26%), nhân sự (20%) và dịch vụ khách hàng (15%). Ngành bán lẻ và ngành tài chính là ngành chịu tác động rất lớn với 47% các hoạt động mà nhân viên bán hàng làm hằng ngày có thể được tự động hóa bằng công nghệ, tỉ lệ này lên đến 86% đối với công việc kế toán, ghi sổ cũng như các công việc xử lý dữ liệu khác.

Trong khi đó, cơ cấu nguồn nhân lực tương lai là sinh viên trong các ngành nghề ở nước ta lại đi ngược lại nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp. Khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2016 với 462 sinh viên Việt Nam cho thấy, các ngành lựa chọn hàng đầu bao gồm kinh doanh, thương mại và tài chính (51%), cao hơn rất nhiều so với mức trung bình khu vực ASEAN là 29%.

Trái lại, tỷ lệ sinh viên chọn nhóm ngành khoa học-công nghệ-kỹ thuật khá thấp, chỉ chiếm 23% (đối với sinh viên nam) và 9% (đối với sinh viên nữ).

Tại Hội thảo “Nguồn nhân lực và Công nghệ cho kỷ nguyên số tại Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Simon Matthews, Tổng Giám đốc Tập đoàn ManpowerGroup Việt Nam đã đề xuất xây dựng một chương trình phối hợp giữa Cục Việc làm và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tuyển dụng nhằm mở rộng kênh cung cấp thông tin về cơ hội việc làm cho người tìm việc.

“Tương lai của việc làm chắc chắn sẽ bị tác động bởi ảnh hưởng cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần thay đổi cách tuyển dụng, mạnh dạn sử dụng các ứng dụng công nghệ số trong công tác tuyển dụng, đào tạo”, ông Simon Matthews nói.

Ông Ngô Xuân Liễu - Giám đốc Trung tâm Việc làm Quốc gia thông tin, hiện cả nước có 98 trung tâm dịch vụ việc làm và 216 doanh nghiệp dịch vụ việc làm nhưng sự kết nối giữa các tổ chức việc làm chưa cao, đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm còn hạn chế.

Các website việc làm hiện nay đang tích hợp quá nhiều nội dung, vừa điều hành, vừa hoạt động theo hình thức trang thông tin điện tử. Cơ sở dữ liệu chưa được thu thập, lưu trữ thống nhất theo biểu mẫu chung và danh mục nghề chuẩn. Cấu trúc thông tin chưa hình thành cho phép trao đổi thông tin giữa các trung tâm với nhau, do vậy chưa trở thành cơ sở dữ liệu chung, chưa tạo ra liên kết với các doanh nghiệp dịch vụ việc làm và cơ quan khác.

Theo ông Ngô Xuân Liễu, có khá nhiều giải pháp được đưa ra, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ việc làm đang được đánh giá cao. Trung tâm việc làm Quốc gia sẽ tạo một mạng thông tin dịch vụ việc làm (Worknet) với bộ cơ sở dữ liệu người tìm việc, việc tìm người trên cùng một hệ thống.

Giao diện này sẽ dùng chung cho tất cả trung tâm, người dân thay vì 63 trung tâm địa phương với 63 website và máy chủ. Đầu vào thông tin được thu thập từ các trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp trên toàn quốc, sau đó phân loại, sắp xếp theo trình tự, danh mục, được tái cấu trúc đưa về cơ sở dữ liệu trung ương.

Thông tin đa dạng theo tầng lớp, giúp các trung tâm tư vấn dễ dàng giới thiệu việc làm cho lao động, đồng thời, doanh nghiệp kiểm tra thông tin và tìm kiếm nhân sự nhanh hơn. Hiện Worknet đang được Bộ LĐTBXH Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học Hàn Quốc bắt tay thực hiện.

Mai Phương

Học sinh tiểu học Việt Nam nằm trong tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa nhận kết quả bước đầu tham gia Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024. Theo đó, học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết. Kết quả chi tiết về điểm số và xếp hạng sẽ được công bố vào cuối năm 2025.

Cần có quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị bổ sung, thiết kế điều riêng quy định về ứng dụng công nghệ trong công tác quy hoạch, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ thông tin, big data, trí tuệ nhân tạo; có các quy định mang tính nguyên tắc để tạo kết nối liên thông về cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực quy hoạch.

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Xem thêm