--> -->
Dòng sự kiện:

Thanh Hóa xây dựng phương án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch

06/09/2021 08:59

Chia sẻ
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Phương án số 198/PA-UBND về đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly.
LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh hỗ trợ cán bộ y tế vào chống dịch tại các tỉnh, thành phía Nam Hai thành phố lớn nhất Bắc miền Trung tăng cường giãn cách xã hội trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 Thanh Hóa: Thêm 1 Chủ tịch xã bị tạm đình chỉ công tác để kiểm điểm trách nhiệm trong chống dịch

Theo khảo sát của các cơ quan liên quan, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay là gần 33.300 lao động (trong đó lao động nữ chiếm 70%).

Nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc, như: Công ty TNHH ROLLSPORT 1 Việt Nam (tuyển 1.100 lao động); Công ty TNHH Giầy Aleron Hoàng Long (tuyển 2.000 lao động); Công ty TNHH giầy ROLLSPORT 2 Việt Nam (tuyển 3.700 lao động); Công ty TNHH MTV TCE JEAN (tuyển 1.100 lao động); Công ty TNHH giầy SUNJADE (tuyển 1.500 lao động); Công ty TNHH NY Hoa Việt (tuyển 2.000 lao động),…

Do yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp về trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao, chủ yếu là lao động phổ thông nên khả năng giải quyết việc làm cho lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch đáp ứng khoảng 90%.

Mục tiêu của Phương án 198 là 100% người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm. Qua đó, họ được tiếp cận với các nội dung của phương án đã được xây dựng.

Thanh Hóa xây dựng phương án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch
Số công dân Thanh Hóa trở về từ vùng dịch từ ngày 27/4/2021 đến nay là 166.300 người

Cụ thể là: Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm của lao động trở về từ vùng dịch; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; tiếp tục hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm mới; hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho người lao động trở về từ vùng dịch bị mất việc làm.

Bên cạnh đó, người lao động về từ vùng dịch bị mất việc được tiếp cận với hỗ trợ tạo việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm, được tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm; ưu tiên vay vốn giải quyết việc làm.

Theo thống kê, hiện nay, số người Thanh Hoá đang lưu trú ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước là trên 330 ngàn người; chủ yếu là lao động trẻ tập trung ở nhóm tuổi 15-35 tuổi (chiếm 65%), lao động nữ chiếm trên 50%.

Số công dân Thanh Hóa trở về từ vùng dịch từ ngày 27/4/2021 đến nay là 166.300 người (có trên 6.200 trẻ em). Trong đó, số người đang thực hiện cách ly 43.200 người; số người đã hoàn thành xong việc cách ly 123.100 người.

Lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), không có bằng cấp, chứng chỉ (chiếm 65%). Có 20% trong số lao động này thuộc nhóm tuổi từ 41 tuổi trở lên sẽ gặp khó khăn trong đào tạo chuyển đổi nghề do thói quen lao động, trình độ học vấn, khả năng tiếp thu hạn chế, tâm lý ngại học nghề. Có khoảng 35% lao động trở về từ vùng dịch có giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại vùng dịch; số lao động này phần lớn vẫn còn nguyên vọng, hết dịch sẽ trở lại chỗ làm việc cũ.

Mục đích của Phương án 198 nhằm hỗ trợ người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly được đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh phù hợp với trình độ tay nghề, sức khỏe, độ tuổi, giới tính. Điều này, giúp người lao động trở về vùng dịch vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển của địa phương, tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội.

Cao Sơn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm