--> -->
Dòng sự kiện:

Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cho karaoke, vũ trường hoạt động trở lại

28/12/2021 14:20

Chia sẻ
Ngày 28/12, Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh đề xuất với Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố cho phép các dịch vụ karaoke, vũ trường và câu lạc bộ khiêu vũ được hoạt động trở lại.
Ông Tất Thành Cang cùng 19 đồng phạm hầu tòa Thông tin thành phố Hồ Chí Minh có ca mắc biến chủng Omicron đầu tiên là tin giả Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất cho doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ vay lãi suất 0%

Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố cho biết, việc cho phép các dịch vụ karaoke, vũ trường và câu lạc bộ khiêu vũ được hoạt động trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm và hoạt động vui chơi giải trí, cũng như thúc đẩy các hoạt động phục vụ khách du lịch, từng bước khôi phục nền kinh tế.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố, hồi đầu tháng 10/2021 đã nhận đơn của Công ty TNHH TMDV ẩm thực iCool đề nghị được mở cửa hoạt động lại của hệ thống karaoke iCool. Đến ngày 22/12, đơn vị này tiếp tục nhận được thư khẩn cầu xin cứu xét của hệ thống karaoke Nice. Trong đơn, các cơ sở trình bày hoàn cảnh khó khăn do phải tạm ngưng hoạt động trong thời gian dài và có nguyện vọng cho phép mở cửa trở lại đối với dịch vụ karaoke.

Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất cho karaoke, vũ trường hoạt động trở lại
Việc đóng cửa trong thời gian dài khiến các cơ sở dịch vụ karaoke, vũ trường phải kêu cứu.

Sở Văn hoá và Thể thao Thành phố cho biết, tình hình Covid-19 ở thành phố đang từng bước được kiểm soát, tỷ lệ bao phủ vắc xin đủ 2 mũi cao, hầu hết hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động.

Đồng thời, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường và câu lạc bộ khiêu vũ đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch; trong đó, có các quy định về giãn cách như đảm bảo 4 m2/khách trở lên.

Đối với hoạt động vũ trường, tính đến ngày 20/3/2020 có 6 cơ sở nhưng chỉ có 1 cơ sở còn hoạt động là Trung tâm văn hoá Hòa Bình (quận 10) chủ yếu phục vụ nhu cầu khách lớn tuổi đến tập luyện, khiêu vũ nâng cao sức khỏe.

Trước đó, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với các cơ sở kinh doanh massage, spa tại thành phố.

Theo đó, cơ sở kinh doanh massage, spa phải đảm bảo các tiêu chí như: Đăng ký và sử dụng mã QR, khách hàng và người làm việc khai báo y tế; kiểm tra thân nhiệt khách và nhân viên trước khi vào cơ sở; bố trí khu vực rửa tay, khử khuẩn... Nhân viên phục vụ và khách hàng phải đảm bảo một trong các điều kiện: là F0 đã khỏi bệnh; đã tiêm chủng đủ 2 mũi vắc xin; đã tiêm ít nhất 1 mũi (đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi) và đã qua ít nhất 14 ngày sau tiêm.

Bên cạnh đó, bắt buộc sử dụng khẩu trang trong suốt thời gian làm việc và thay khẩu trang sau mỗi khách hàng, rửa tay sau mỗi lần phục vụ trong suốt thời gian làm việc hoặc khi cần thiết. Khách hàng phải có giấy xét ghiệm âm tính trong vòng 72 giờ. Công suất hoạt động căn cứ theo cấp độ dịch tại địa phương. Mật độ tối thiểu 4 m2/người và khoảng cách giữa 2 khách hàng tối thiểu 1 m.

Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ sở kinh doanh massage, spa kiểm tra thân nhiệt của khách sử dụng dịch vụ và nhân viên trước khi vào cơ sở làm việc mỗi ngày (nếu có dấu hiệu sốt thì không được vào cơ sở). Đồng thời, bố trí khu vực rửa tay có xà phòng hoặc nước sát khuẩn cho khách/nhân viên sử dụng trước khi vào cơ sở và khi cần thiết.

Đảm bảo mật độ tối thiểu 4m2/người và khoảng cách giữa 2 khách hàng tối thiểu 1m. Tăng cường thông khí phòng dịch vụ. Thực hiện truyền thông (bằng nhiều hình thức) phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 tại cơ sở.

Trước đó, ngày 16/11, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, một loạt dịch vụ như: massage, spa, làm đẹp, bar, vũ trường, khiêu vũ, karaoke, rạp chiếu phim, thư viện, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, trò chơi điện tử... được mở tại phường, xã, thị trấn cấp độ 1 (vùng xanh).

Điều kiện là người làm việc phải tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi Covid-19. Khách cũng tiêm đủ liều vắc xin hoặc khỏi Covid-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ. Ở địa bàn ghi nhận dịch cấp độ 2 và 3, các dịch vụ này hoạt động nhưng công suất tối đa lần lượt là 50% và 25%. Địa bàn dịch cấp độ 4, các dịch vụ trên phải dừng hoạt động.

Tuy nhiên, ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các dịch vụ karaoke, vũ trường, spa, quán bar, massage dừng hoạt động do lo ngại Covid-19.

Minh Tuấn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm