--> -->
Dòng sự kiện:

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

14/11/2024 14:03

Chia sẻ
Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô

Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô (Luật số 2024/QH15): Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Toàn cảnh hội thảo.

Xây dựng nền hành chính Thủ đô thực sự dân chủ, pháp quyền

Tham luận tại hội thảo, GS.TS. Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã tham luận về “Xây dựng và hoàn thiện chính quyền Thủ đô theo định hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện Luật Thủ đô năm 2024”.

Theo GS.TS. Trần Ngọc Đường, mục tiêu tổng quát của việc xây dựng chính quyền Thủ đô là xây dựng nền hành chính Thủ đô thực sự dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân.

Luật Thủ đô là quy định các cơ chế đặc thù dành cho Thủ đô. Vì vậy, nâng cao năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là cấp Thành phố đối với các cơ chế đặc thù dành cho thủ đô phù hợp với từng cấp chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu để thực hiện Luật Thủ đô.

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
GS.TS. Trần Ngọc Đường.

Cụ thể, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về phân cấp, phân quyền giữa cấp chính quyền thành phố với chính quyền cấp quận, giữa chính quyền cấp quận với chính quyền phường, xã trong việc tổ chức và thực hiện các chính sách, đặc thù.

Đồng thời, tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 để sớm đưa những nội dung mới của Luật Thủ đô vào cuộc sống; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô theo các quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024...

Nói về triển khai thực hiện, cụ thể hóa định hướng chiến lược quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội theo Quy định Luật Thủ đô, ThS. KTS. Lê Hoàng Phương (Giám đốc Trung tâm Kiến trúc, quy hoạch Hà Nội, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng) nhìn nhận, quá trình triển khai thực hiện quy hoạch cho thấy Hà Nội có nhiều yếu tố đặc thù trong quản lý phát triển đô thị, nông thôn.

Cụ thể như vấn đề vùng đô thị lớn, vấn đề phát triển hạ tầng khung diện rộng, phát triển giao thông công cộng, cải tạo môi trường các dòng sông, cải tạo chung cư cũ, tái thiết đô thị, làng xóm hiện có,... cần có các cơ chế chính sách, cách làm đặc thù để hỗ trợ như Luật Thủ đô.

Theo ông Phương, quá trình thực hiện quy hoạch sẽ tiếp tục luật hóa các định hướng quan trọng, chiến lược, có sự thống nhất cao như phát triển xanh, phát triển di sản, bảo vệ môi trường, phát triển giao thông công cộng, phát triển điều kiện sống của người dân...

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
ThS. KTS. Lê Hoàng Phương.

Trên cơ sở nguồn lực hạn chế, điều kiện về nguồn nhân lực, khuôn khổ thời gian có giới hạn, cần tập trung vào giải quyết các nhóm vấn đề cụ thể, chương trình dự án cụ thể để giải quyết các vấn đề tồn tại, tạo đột phá phát triển, còn lại để điều chỉnh linh hoạt theo xu hướng của thị trường, xu hướng phát triển chung của xã hội.

Triển khai Luật Thủ đô cần gắn với chương trình hành động quyết liệt, có hiệu quả cụ thể theo từng giai đoạn, đồng tâm và sáng tạo trong quá trình thực hiện, sẽ sớm cụ thể hóa các tầm nhìn phát triển dài hạn, đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dẫn dắt, động lực phát triển của quốc gia, có năng lực cạnh tranh với thủ đô các nước phát triển...

Kiểm soát chất lượng của các văn bản quy định chi tiết

Tham luận về ban hành văn bản quy định chi tiết một số nội dung của Luật Thủ đô, TS. Đoàn Thị Tố Uyên - Trưởng khoa Pháp luật hành chính, nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết, cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Cụ thể là tuân thủ quy định về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quy định về ban hành văn bản quy định chi tiết; quy định về trách nhiệm lập danh mục văn bản quy định chi tiết; quy định về triển khai xây dựng văn bản quy định chi tiết.

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
TS Đoàn Thị Tố Uyên. Ảnh: Đình Hiệp

Về tiến độ, trên cơ sở quy định của pháp luật, để kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ cũng như các cơ quan của thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, giao nhiệm vụ cho từng cơ quan triển khai thực hiện vì số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều. Trong đó tập trung nguồn lực ưu tiên xây dựng những quy định chi tiết ban hành, có hiệu lực cùng thời điểm với Luật Thủ đô có hiệu lực.

Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, đối với những nội dung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025 là những nội dung phức tạp, cần thực hiện việc nghiên cứu kỹ và triển khai việc xây dựng văn bản, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành trong quý I, II/2025.

Các sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng văn bản cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát, nghiên cứu đề xuất những nội dung trọng tâm, trọng điểm, cần thiết, có khả năng thực hiện ngay để ban hành sớm, có hiệu lực cùng với hiệu lực thi hành của Luật Thủ đô.

Đối với những nội dung còn cần nghiên cứu, đánh giá, bảo đảm các điều kiện thực tiễn, nguồn lực thực hiện, sự đồng thuận của xã hội thì thực hiện thận trọng, chắc chắn, đề xuất ban hành khi đã đánh giá đầy đủ các yếu tố liên quan, phù hợp để triển khai thực hiện...

"Chất lượng của các văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi... Vì vậy, việc kiểm soát chất lượng của các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật thuộc trách nhiệm của cơ quan thẩm định, thẩm tra dự thảo nghị định, nghị quyết, quyết định và thông tư trong giai đoạn soạn thảo văn bản”, TS Đoàn Thị Tố Uyên nhấn mạnh.

Phương Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm