
Tương trợ tư pháp về hình sự: Tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia
26/05/2025 14:17
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 |
Ngày 26/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.
Trình bày Tờ trình dự án Luật, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, dự án Luật này nhằm điều chỉnh các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài; quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình yêu cầu và thực hiện yêu cầu tương trợ; đồng thời bao quát các đối tượng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan.
Dự án luật gồm 4 chương, 39 điều, trên cơ sở kế thừa những quy định phù hợp của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và bổ sung những quy định mới để cụ thể hóa các chính sách xây dựng luật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự thảo Luật bổ sung những điểm mới như lấy lời khai trực tiếp hoặc trực tuyến; cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.
![]() |
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến. Ảnh: Quốc hội |
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với tư cách là cơ quan Trung ương - chịu trách nhiệm chủ trì đánh giá, quyết định tiếp nhận hay từ chối yêu cầu tương trợ của nước ngoài trên nguyên tắc “có đi có lại”.
Trong trường hợp cần thiết, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan để thống nhất trước khi ra quyết định cuối cùng. Quy định việc không phải hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật nêu việc thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới và việc xem xét, yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình; quy định việc không phải hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự.
![]() |
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội |
Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.
Về xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình (Điều 13), dự thảo Luật bổ sung quy định về việc xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình so với quy định của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành. Ủy ban cơ bản tán thành quy định này, song có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ nội dung này vì có thể ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án đã được quy định trong Hiến pháp.
Về chuyển giao tạm thời người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù ở Việt Nam sang nước ngoài để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của nước ngoài (Điều 35), dự thảo Luật quy định người đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam có thể được dẫn giải, chuyển giao tạm thời cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để hỗ trợ điều tra, cung cấp chứng cứ trong vụ án hình sự tại nước ngoài. Thời gian người bị chuyển giao bị dẫn giải, lưu lại ở nước ngoài được tính vào thời hạn tạm giam hoặc thời hạn chấp hành án phạt tù của người đó.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội |
Ủy ban thẩm tra cơ bản tán thành việc tiếp tục kế thừa quy định này của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành, đồng thời tán thành việc bổ sung đối tượng chuyển giao gồm cả người đang bị tạm giam để tăng cường sự hỗ trợ giữa các quốc gia trong giải quyết vụ án hình sự.
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo các dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù là những luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và các dự án luật về tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp, tố tụng tư pháp đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Chính sách tiền lương với chuyên gia cao cấp có hiệu lực từ ngày 15/6

ASEAN All-Stars đánh bại Man Utd với chiến thắng lịch sử 1-0

Đoàn công tác thành phố Hà Nội thăm, khảo sát làng nghề thủ công truyền thống tại Ai Cập

Hà Nội: Cửa hàng phố cổ công khai kinh doanh hàng nghìn chai nước hoa giả

Trọng Lân - Anh Đào tái hợp trong "Cầu vồng ở phía chân trời"

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xóa bỏ độc quyền Nhà nước về vàng miếng

Cần đảm bảo các chế độ đặc thù cho ngành Y tế Thủ đô

Cơ quan Nhà nước phải tiên phong trong sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Sửa Luật Quy hoạch: Từ bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cần thiết hình sự hoá hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý

Báo chí Hà Nội tích cực hưởng ứng Cuộc thi và Triển lãm ảnh "Tổ quốc bên bờ sóng"

Đại biểu Quốc hội đề nghị không bỏ án tử hình với tội sản xuất thuốc giả, thực phẩm chức năng giả

Hơn 17,1 triệu người dân tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp trên VNeID

Đại biểu đề nghị phân quyền ngân sách theo mức độ tự chủ tài khóa

Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 15/7, cấp tỉnh trước 15/8

Tuyên truyền về sửa đổi Hiến pháp 2013: Bài bản, rộng khắp, đa dạng

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương an nghỉ vĩnh hằng tại quê nhà
Tin đọc nhiều

ASEAN All-Stars vs Manchester United: Hơn cả một trận cầu lịch sử

Giá vàng hôm nay (27/5): Đồng loạt sụt giảm

Giá xăng dầu trong nước ngày 29/5 có thể tăng khoảng 350 đồng/lít?

Tỷ giá USD hôm nay (27/5): Giá USD trong nước và thế giới cùng giảm
