
Việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm
12/07/2019 13:54
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, trong những năm qua, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội đã hợp tác chặt chẽ với Tổng Cục Thống kê và một số đối tác xây dựng bản tin thị trường lao động cập nhật hàng quý. Bản tin số 21 được xây dựng dựa trên nguồn số liệu đáng tin cậy từ Tổng cục Thống kê và của ngành lao động- thương binh và xã hội.
![]() |
Quang cảnh Hội nghị công bố bản tin thị trường lao động số 21 |
Bản tin tiếp tục cung cấp bức tranh khá toàn diện về thị trường lao động. Đây là một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy cho các hoạch định chính sách, nhà quản lý, cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động hay người lao động…có thể sử dụng, làm căn cứ để đưa ra các quyết định.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, quý I/2019, cả nước có 1.059 nghìn người trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 3,28 nghìn người so với quý IV/2018 và giảm 7,98 nghìn người so với quý I/2018. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,17%, không thay đổi so với quý trước nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh nhất ở nhóm có trình độ cao đẳng (giảm 0,82 điểm phần trăm so với quý IV/2018 và 1,17 điểm phần trăm so với quý I/2018).
Các nhóm còn lại mức độ giảm không nhiều. Cụ thể, trong đó số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng là hơn 65.000 người, trung cấp là 52.700 người, đại học là hơn 124.000 người. “Con số hơn 1 triệu người thất nghiệp này không lớn lắm so với các thị trường lao động như Singapore, hay so với Mỹ chỉ như muối bỏ bể”. Hơn 1 triệu người lao động thất nghiệp (2,17%) là thấp. Thậm chí Việt Nam là 1 trong số 8 nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp khẳng định.
Theo Bản tin được công bố, quý I/2019, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (2,79%); tiếp đến là vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên lần lượt là 2,64%, 2,43%, 1,68% và 1,27%. Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (0,02%).
Về việc làm, trong quý I/2019, số người có việc làm là 54,32 triệu người, giảm 207,71 nghìn người (0,38%) so với quý IV/2018 nhưng vẫn tăng 329,75 nghìn người (0,61%) so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ trọng người có việc làm là nữ chiếm 47,75% (tăng 0,14 điểm phần trăm so với quý IV/2018); khu vực thành thị chiếm 33,02% tổng số người đang làm việc (tăng 0,27% điểm phần trăm so với quý VI/2018).
Số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm. Quý I/2019, cả nước có 19,30 triệu người đang làm việc trong khu vực này, giảm 620 nghìn so với quý IV/2018 và 1,52 triệu người so với cùng kỳ năm 2018. Hai ngành có số lao động tăng nhiều nhất so với quý IV/2018 và cùng kỳ năm 2018 là công nghiệp chế biến, chế tạo và vận tải, kho bãi. Hai ngành có số lao động giảm nhiều nhất cả hai kỳ so sánh là nông lâm thủy sản và giáo dục - đào tạo.
Theo dự báo, quý II/2019, Chính phủ đẩy mạnh, giải ngân đầu tư công, tạo hiệu ứng lan tỏa đối với đầu tư tư nhân. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục khởi sắc. Xu hướng khởi nghiệp tiếp tục là kênh huy động nguồn vốn cho nền kinh tế. Quý II/2019, GDP cả nước, ước tăng 6,71% so với cùng kỳ năm trước.
Còn theo đánh giá của Navigos, xu hướng các doanh nghiệp đa quốc gia mở văn phòng tại Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm, nước giải khát, bia rượu và mỹ phẩm dẫn đến việc tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến khối kinh doanh, marketing. Các vị trí thuộc khối văn phòng hỗ trợ cũng có nhu cầu tuyển dụng tăng, bao gồm các vị trí như: Nhân sự, hành chính, tài chính, kế toán. Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển các dây chuyền, nhà máy từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam dẫn đến nhu cầu tuyển dụng ở nhiều vị trí giám sát và quản lý
Dự báo quý II/2019, tổng số việc làm sẽ đạt 54,58 triệu, tăng 262 nghìn người (tăng 0,48% so với quý I/2019 và tăng 1,04% so với cùng kỳ năm 2018). Một số ngành dự kiến có nhu cầu lao động tăng như: Chế biến, chế tạo (87.000 người); xây dựng (340.000 người), bán buôn bán lẻ (300.000 người). Bên cạnh đó, một số ngành có nhu cầu lao động giảm như: nông, lâm, thủy sản (giảm khoảng 200.000 người), khai khoáng (9.000 người), tài chính, ngân hàng, bảo hiểm (80.000 người).
Ngọc Tú

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Đã xác định được tài xế xe ô tô gây tai nạn trên đường Kim Giang

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật

Gần 1.700 chỉ tiêu tuyển dụng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm
Tin đọc nhiều

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hai nhóm công chức, viên chức được khuyến khích nghỉ việc trước thời điểm sắp xếp tổ chức bộ máy
