--> -->
Dòng sự kiện:

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu sớm là thành phố trực thuộc Trung ương

14/10/2020 19:20

Chia sẻ
Bước vào nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xác định mục tiêu dự kiến đến năm 2025 trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; kết cấu hạ tầng đô thị của tỉnh cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I, làm tiền đề để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Hà Nội luôn quan tâm, bồi dưỡng thế hệ cán bộ kế cận Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII hứa: Gương mẫu đi đầu, toàn tâm, toàn ý xây dựng Thủ đô Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Kết quả đạt được của Đảng bộ Thủ đô là to lớn và quan trọng

Sáng nay (14/10), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Thực hiện nhiệm vụ được Bộ Chính trị phân công, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tới dự và chỉ đạo Đại hội.

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu sớm là thành phố trực thuộc Trung ương
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại Đại hội

Theo báo cáo chính trị do đồng chí Nguyễn Văn Trì - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, trình bày tại Đại hội, nhiệm kỳ 2015-2020 vừa qua, kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc phát triển và duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân 7,1%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 1,56 lần so với năm 2015.

Bình quân thu nhập đầu người của tỉnh đạt 104,68 triệu đồng/người/ năm, tương đương 4.500 USD. Năng suất lao động cũng cao hơn mức bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn khoảng 7%.

Vĩnh Phúc tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Thu ngân sách Nhà nước đạt kết quả khá, là 1 trong 5 tỉnh có số thu ngân sách lớn nhất cả nước. Đáng chú ý, dù công nghiệp tiếp tục đóng vai trò là nền tảng, động lực cho phát triển kinh tế, song Vĩnh Phúc cũng là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới....

Bước vào nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xác định mục tiêu dự kiến đến năm 2025 trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước; kết cấu hạ tầng đô thị của tỉnh cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I, làm tiền đề để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Các chỉ tiêu quan trọng được đề ra trong nhiệm kỳ tới như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,5-9,0%/năm; thu ngân sách Nhà nước tăng 6-8%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 130-135 triệu đồng/người/năm…

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu sớm là thành phố trực thuộc Trung ương
Đồng chí Vương Đình Huệ thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư tặng hoa, chúc mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.

Thay mặt Bộ Chính trị phát biểu chỉ đạo Đại hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đã vượt qua những khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện.

Đặc biệt, sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông, đến nay, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế - xã hội. “Những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đạt được trong nhiệm kỳ qua là rất đáng tự hào, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước”, đồng chí Vương Đình Huệ khẳng định.

Chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của tỉnh hiện nay, đồng chí Vương Đình Huệ tin tưởng Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phân tích, làm rõ nguyên nhân và có các giải pháp tích cực, quyết liệt để khắc phục thời gian tới. Trong đó, cần đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế, tiếp tục thực hiện đồng bộ ba đột phá chiến lược đã đề ra.

Đồng chí Vương Đình Huệ lưu ý, Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cửa ngõ phía Tây Bắc và nằm trong vùng phát triển của Thủ đô Hà Nội; vì thế trong nhiệm kỳ tới, tỉnh cần phối hợp với các bộ, ngành, với các địa phương trong vùng Thủ đô, nhất là Hà Nội, nhằm huy động, khai thác mọi nguồn lực để tập trung đầu tư các công trình trọng điểm mang tính liên vùng, liên tỉnh, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông.

Hoàng Phúc

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...

Hà Nội triển khai lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đây là hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong việc hoàn thiện Hiến pháp - văn bản pháp lý quan trọng nhất của quốc gia.
Xem thêm