--> -->
Dòng sự kiện:

Đặc sắc chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2021

17/04/2021 07:27

Chia sẻ
Tối 16/4, tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật "Văn hoá các dân tộc – Hội tụ và phát triển" chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2021.
Khơi dậy tinh thần yêu sách trong người dân Nâng tầm tri thức từ văn hóa đọc

Đến dự chương trình có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2021
Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu khai mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Ban bộ ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương, cùng với đông đảo cộng đồng các dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam; các nghệ sĩ, nghệ nhân các dân tộc đang sinh sống tại Làng.

Phát biểu tại lễ khai mạc chương trình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định: “Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa đối với việc phát triển đất nước. Đó là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Phát triển văn hóa phải được xem là công trình đột phá quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Thực hiện tư tưởng của Người, những năm qua Đảng và Nhà nước đã quán triệt các chính sách về văn hóa trong đó có việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa; trân quý những văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong tổng thể chung của văn hóa Việt Nam chúng ta. Từ ngày 17/11/2008, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam”.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2021
Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc trong Lễ khai mạc.

Sau hơn 13 năm triển khai trên khắp mọi miền Tổ quốc, ở tất cả các địa phương từ miền núi tới đồng bằng, từ biên giới đến hải đảo. Bằng các hoạt động thiết thực, Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam đã lan tỏa và thấm sâu trong các cộng đồng dân tộc Việt Nam, thực sự trở thành một ngày hội lớn để đồng bào gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các ngày hội truyền thống trong không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên khắp các vùng miền Tổ quốc. Qua đó, góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.

Lễ khai mạc Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam được bắt đầu với phần biểu diễn có chủ đề “Tâm linh – Nghĩa khí – Vịnh xuân đất Tổ”. Đây là màn hòa tấu trống đồng và phần biểu diễn thể hiện những nét văn hóa tiêu biểu đặc trưng thời kỳ Văn Lang, Âu Lạc, ca ngợi truyền thống dựng nước và giữ nước từ ngàn đời của dân tộc ta...

Tiếp đó, chương trình nghệ thuật đặc sắc diễn ra với 4 chương, chia làm 4 chủ đề khác nhau, gồm: "Tìm về nguồn cội", "Vầng dương chiếu rọi", "Khát vọng" và "Chung một mái nhà". Chương trình là sự hòa quyện đặc sắc giữa các loại hình nghệ thuật truyền thống, các di sản văn hóa của cha ông, từ Quan họ, Ca trù, hát Văn, dân ca Nam bộ, cùng các làn điệu đặc sắc của cộng đồng các dân tộc từ miền núi phía Bắc đến đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam 2021
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp để đồng bào gặp gỡ, giao lưu, hòa mình trong không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên khắp các vùng miền Tổ quốc.

Trong đó, chương I với chủ đề "Tìm về nguồn cội", là hoạt cảnh về Lễ hội đền Hùng, sợi dây thắt chặt sự đoàn kết trong mỗi cộng đồng về mặt dân tộc, là biểu trưng của dân tộc Việt Nam về mặt văn hóa, là sự tập trung những tinh túy về bản lĩnh trí tuệ của dân tộc, giúp cho mỗi người trở về với truyền thống, cội nguồn.

Chương II có chủ đề "Vầng dương chiếu rọi" với các hình thức diễn xướng về văn hóa các dân tộc Việt Nam như dân tộc Thái, Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng, Khơ Mú… những di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO vinh danh sẽ được tôn vinh theo dòng chảy lịch sử của dân tộc ...

Chương III với chủ đề "Khát vọng", là một tổng hợp ca múa nhạc được chọn lọc từ các làn điệu dân ca, những câu ca dao, điệu múa, nghi lễ, bài hát mang âm hưởng dân gian, tính chất vùng miền... Trong đó nổi bật với những câu hò xứ Nghệ, hò khoan Lệ Thủy, nghệ thuật cung đình Huế, hát bả trạo, ca bài chòi, đờn ca tài tử.

Với chủ đề "Chung một mái nhà", phần kết của chương trình nghệ thuật là tiết mục biểu diễn thể hiện như một biểu tượng của sự đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tất cả đang cùng chung một mái nhà, cùng nắm tay múa xòe và cùng cất vang tiếng hát…

Mạnh Tiến

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.

Luôn nỗ lực để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, trong năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức song Công đoàn Ngành Xây dựng và Công đoàn huyện Thanh Oai với tinh thần chủ động, năng động, sáng tạo, bài bản, khoa học, đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.
Xem thêm