--> -->
Dòng sự kiện:

Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

28/05/2024 18:27

Chia sẻ
Thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 28/5, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao.
Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Toàn diện, bao quát, mang tính đột phá Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

Quan tâm tới việc phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội, đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn tỉnh Bắc Ninh) cho rằng, khoản 2 Điều 2 Dự thảo Luật cho phép chính quyền thành phố Hà Nội và các chủ thể liên quan đầu tư xây dựng hệ thống trường học công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục nhiều cấp học là phù hợp với yêu cầu phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao
Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo đại biểu Trần Thị Vân, Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí, quy tụ nguồn nhân lực chất lượng cao và nhiều điều kiện để kết nối quốc tế. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đã giao Thủ đô Hà Nội phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.

“Chính vì vậy, việc tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao là một trong những giải pháp quan trọng để hiện thực hóa nhiệm vụ này”, đại biểu Trần Thị Vân nêu ý kiến.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ trên, đại biểu tỉnh Bắc Ninh cho rằng, cần coi trọng việc cho phép Thủ đô Hà Nội đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao, coi đây là trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội phải đảm nhận, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai, không chỉ cho Thủ đô mà còn cho cả nước.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao
Đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn tỉnh Bắc Ninh) phát biểu ý kiến.

Quan tâm đến quy định về xây dựng phát triển và mở rộng mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao tại Điều 22 của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn tỉnh Quảng Bình) nêu thực tiễn, Hà Nội nhiều năm qua, nhiều cơ sở giáo dục luôn trong tình trạng quá tải sĩ số, trường lớp do tốc độ đô thị hoá nhanh, có những trường sĩ số học sinh trên 60 em/ lớp.

“Nghĩa là Hà Nội vẫn chưa đáp ứng được đủ trường lớp công lập để thực hiện giáo dục đại trà. Chính sách đặc thù khi đầu tư, nhân rộng xây dựng nhiều trường chất lượng cao, học phí cao trong triển khai, nếu không thận trọng sẽ dẫn đến phân tầng giáo dục phổ thông”, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga bày tỏ.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị Chính phủ cân nhắc thêm về việc phát triển mô hình cơ sở giáo dục chất lượng cao; cần đánh giá tác động lâu dài, bảo đảm môi trường giáo dục công bằng, trong lành; hạnh phúc, không trái các quan điểm chung về giáo dục và nguyên tắc chung về trường công lập.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cùng với đó, đề nghị Hà Nội tập trung xây những trường chuẩn quốc gia mẫu mực, tạo sức lan tỏa cho giáo dục phổ thông cả nước; và đầu tư mạnh hơn nữa cho việc xây dựng các trường mầm non, phổ thông công lập; đáp ứng yêu cầu cho mọi trẻ em đều được đến trường phổ thông theo nguyên vọng; trẻ em con nhà nghèo phải được học ở trường công.

Về việc quy định cơ sở giáo dục mầm non phổ thông công lập của Thủ đô được thực hiện liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục nước ngoài, đại biểu tỉnh Quảng Bình cho biết, Luật Giáo dục, tại Điều 107 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho hoạt động hợp tác về giáo dục giữa cơ sở giáo dục của Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, yêu cầu giáo dục và giao cho Chính phủ quy định chi tiết điều này”. Nghị định số 86 của Chính phủ mới quy định cho phép các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục được thực hiện việc liên kết đào tạo với nước ngoài.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn tỉnh Quảng Bình) phát biểu ý kiến.

“Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, Chính phủ chưa cho phép các trường công phổ thông, Mầm non thực hiện liên kết với giáo dục nước ngoài, chắc chắn là có lý lẽ, bởi những nguyên tắc của giáo dục công và mục tiêu giáo dục phổ thông, mầm non. Hiện nước ta cũng chưa cam kết về dịch vụ giáo dục phổ thông với Tổ chức Thương mại thế giới”, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho hay.

Vì vậy, việc đưa nội dung này vào quy định của Luật cần quan tâm làm rõ các điều kiện cần thiết, cơ chế vận hành, quản lý giám sát.. trên cơ sở không trái với quy định của pháp luật. Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, đây là chính sách mới, cần có thí điểm và tổng kết đánh giá sâu sắc, vì vậy cân nhắc việc áp dụng đối với tất cả cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non công lập Hà Nội.

Hoàng Phúc

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm