
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
31/01/2025 14:17
Thời tiết mùng 3 Tết: Thuận lợi để du Xuân Người dân nô nức du Xuân, chiêm bái núi Bà Đen Khởi động loạt sự kiện kích cầu du lịch Thủ đô Người dân Hoà Bình nô nức du Xuân, lễ chùa ngày đầu năm |
Theo sử sách, chùa Bằng được xây dựng từ rất lâu đời, tuy nhiên niên đại chính xác vẫn còn là điều bí ẩn do thất lạc tài liệu sử sách. Dấu tích lịch sử rõ ràng nhất hiện nay là tấm bia “Tu tạo Linh Tiên tự bi ký” được khắc vào tháng 11 năm Đinh Tỵ niên hiệu Hoằng Định thứ 18 (năm 1617) được lưu giữ tại chùa thì chùa được trùng tu do Thiền sư Huệ Nguyên - Nguyễn Văn Tông chủ trì.
Trải qua thời gian từ khi hình thành, tồn tại và phát triển, những năm tháng chiến tranh tàn phá ác liệt nhưng chùa Linh Tiên vẫn còn lưu giữ được một số công trình kiến trúc nghệ thuật chính như tòa Tam bảo, nhà Tổ, nhà Mẫu, khu tháp mộ. Đó là những minh chứng cho sự ra đời và tồn tại của ngôi chùa này.
![]() |
Chùa Bằng hay còn gọi là chùa Linh Tiên, là ngôi chùa cổ có niên đại trên 400 năm. (Ảnh: Phương Linh) |
![]() |
Chùa Bằng không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể quý giá như: Các nghi lễ Phật giáo truyền thống, Kho sách cổ…Hiện nay, chùa Bằng là Trung tâm Hoằng Pháp phía Bắc của Ban Hoằng pháp giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (Ảnh: Phương Linh) |
![]() |
Tòa thượng điện là công trình chính của toàn bộ cảnh quan chùa nơi đây gọi là thượng điện hay chính điện thờ Tam bảo. Trong quá trình trùng tu đã phát hiện cách xây dựng độc đáo của tiền nhân với hệ thống “móng treo” rất đặc biệt, bên trong lòng móng có hàng trăm viên gạch “vồ” của thế kỷ XV, XVI. Tuy năm 1945 có trùng tu lại sau chiến tranh, nhưng đó chỉ thay phần mái gỗ lợp ngói thành bê tông còn hệ thống tường móng giữ nguyên của đợt đại trùng tu theo bia “Linh Tiên tự ký” (tạo năm 1654). Hiện nay, rất ít công trình kiến trúc đình đền chùa miếu có hệ thống “móng treo” như ở chùa Bằng. (Ảnh: Phương Linh) |
![]() |
Vườn chùa hiện còn 6 ngôi tháp thờ chư vị tổ sư và giác linh, trong đó có những ngôi tháp cổ: Linh Quang thờ Thiền sư Tính Tuyên; Từ Quang thờ thiền sư Chiếu Sửu - Trí Điển. (Ảnh: Phương Linh) |
![]() |
Điều đặc biệt ở chùa Bằng phải kể đến công trình Bảo tháp Báo Ân độc đáo, công trình này mới được xây dựng năm 2004 nhân kỷ niệm 350 năm ngày đại trùng tu chùa (1654 - 2004), được xây dựng với diện tích là 1.500m2 sân chùa. Tháp đã được xếp kỷ lục Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam năm 2007 và được xác lập kỷ lục lần 2 năm 2010 là Tháp có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam. Bên trong tháp tôn trí 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá, nhằm thể hiện trọn vẹn tinh thần bình đẳng trong giáo pháp của Đức Thế Tôn. (Ảnh: Phương Linh) |
![]() |
Bên cạnh tháp là hình ảnh 18 pho tượng La hán ngồi thẳng hàng, rất sinh động và rõ nét. Mỗi tượng đều thể hiện đầy đủ sắc thái, cảm xúc khác nhau về những nỗi đau, sự khổ ải đè nặng lên kiếp sống hàng ngày của chúng sinh đang trầm luân trong luân hồi sinh tử. Đặc biệt, những pho tượng này được kiến trúc theo dáng mẫu của các vị La hán chùa Tây Phương, ngôi chùa cổ ở Việt Nam - Hà Nội và đó cũng chính là những vị Đại Đệ tử Phật qua các đời, theo sự truyền đăng của Thiền Tông. (Ảnh: Phương Linh) |
![]() |
![]() |
Quan Âm viên được tôn trí bởi 45 pho tượng khác nhau: chính thân, 32 hóa thân theo phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và 12 đại nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Tất cả nhằm nói lên tinh thần cứu khổ, ban vui của Bồ tát Quán Thế Âm cho tất cả chúng sinh trong thế giới này. Những pho tượng này giúp cho chúng ta được thưởng thức trọn vẹn tinh hoa văn hóa của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam hiện nay. (Ảnh: Phương Linh) |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Để có được cảnh quan của chùa xanh mát quanh năm, hằng ngày có 2 nhân viên đảm nhận việc dọn dẹp và chăm sóc cây hoa. (Ảnh: Phương Linh) |
![]() |
![]() |
![]() |
Đến chùa Bằng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính, cầu nguyện bình an mà còn có cơ hội được tìm hiểu về giá trị văn hóa truyền thống và trải nghiệm không gian thanh bình, tĩnh lặng giữa phố thị. (Ảnh: Phương Linh) |

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Djokovic tiến gần cột mốc 100 danh hiệu ATP: Thử thách cuối cùng mang tên Hubert Hurkacz

Khai mạc Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO Nhật Bản

Tháng Năm ở Làng Sen

Bảo tồn di sản thế giới tại Thủ đô: Lấy cộng đồng làm trung tâm

Gần 200 hình ảnh, tài liệu quý tại triển lãm “Tài liệu xuất xứ cá nhân”

Ký ức về chiếc mâm đồng cũ

Kéo dài thời hạn chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Việt Nam sau 21/5

Nhà hát Tuổi trẻ công diễn vở kịch "Không gia đình" dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6

Tăng cường quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch trên nền tảng TikTok

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Lưu giữ hồn dân tộc qua di sản văn hóa dân gian
Tin đọc nhiều

Cảnh báo chiêu trò “nháy máy 3 giây”: Thủ đoạn không thể coi thường

Tỷ giá USD hôm nay (23/5): Giá USD "chợ đen" giảm đáng kể

Sáng nay (24/5): Giá vàng trong nước chưa có nhiều thay đổi

Treo cờ rủ, ngừng hoạt động vui chơi trong 2 ngày Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
