--> -->
Dòng sự kiện:

Đề nghị bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm

29/10/2021 14:31

Chia sẻ
Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hiện nay cho phép nhân viên thực hiện quảng bá, giới thiệu bảo hiểm dưới nhiều hình thức thông qua công nghệ thông tin, nhắn tin qua điện thoại liên tục… gây bức xúc cho người nhận tin nhắn. Vì vậy, đề nghị bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm là làm phiền, quấy nhiễu khách hàng dưới mọi hình thức - Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn Thanh Hóa) nêu.
Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Đại biểu Nguyễn Phi Thường: Bảo hiểm vi mô có thể trợ giúp thêm cho vấn đề an sinh xã hội Phát triển thị trường bảo hiểm an toàn, minh bạch, bền vững

Tiếp tục phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 29/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn Thanh Hóa) đánh giá cao nội dung tại hồ sơ dự án Luật đã được các cơ quan soạn thảo chuẩn bị công phu, cơ bản đáp ứng đầy đủ các quy định, chủ trương của Đảng và tính tương thích với các điều ước Quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã tham gia.

Đề nghị bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm
Phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm sáng 29/10

Đưa ra góp ý xây dựng dự thảo Luật, đại biểu đoàn Thanh Hóa cho rằng, tại Điều 10 của dự thảo Luật về hành vi nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm cần bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm là làm phiền, quấy nhiễu khách hàng dưới mọi hình thức. Theo đại biểu Võ Mạnh Sơn, thực tế thời gian qua có một số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã cho phép nhân viên thực hiện quảng cáo, giới thiệu bảo hiểm dưới nhiều hình thức như sử dụng công nghệ thông tin, nhắn tin qua điện thoại mời tham gia bảo hiểm… Các hình thức này xảy ra liên tục gây bức xúc cho người nhận thông tin.

“Vì vậy, có thể bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong hành vi kinh doanh bảo hiểm là làm phiền, quấy nhiễu khách hàng dưới mọi hình thức”, đại biểu Võ Mạnh Sơn nhấn mạnh.

Liên quan đến điều kiện loại trừ trách nhiệm bảo hiểm tại Điều 16, đại biểu đoàn Thanh Hóa cho biết, tại Khoản 3, Điều 16 quy định không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm có lý do bất khả khảng, do việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về lý do xảy ra… là không hợp lý. Vì vậy, cần bãi bỏ quy định này.

Đề cập đến nội dung chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn Bắc Giang) đề nghị, bổ sung Khoản 1, Điều 14, trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Nêu lý do bổ sung 2 nội dung này, đại biểu đoàn Bắc Giang cho biết, tại Khoản 2, Điều 34 quy định về phí bảo hiểm nhân thọ có quy định, trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng 1 lần hoặc 1 số kỳ bảo hiểm, nhưng không thể tiếp tục đóng được các kỳ bảo hiểm tiếp theo, thì sau thời hạn 60, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đóng bảo hiểm dưới 2 năm…

Đề nghị bổ sung thêm hành vi nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm
Đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn Bắc Giang)

Theo đại biểu đoàn Bắc Giang, thực tế nhiều người mua bảo hiểm biết không rõ và người kinh doanh bảo hiểm không tư vấn đầy đủ, cặn kẽ cho người mua; do đó khi xảy ra trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, người mua bảo hiểm không đòi lại được phí bảo hiểm đã đóng như mong muốn sẽ cảm thấy bức xúc, thậm chí cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm lừa đảo… từ đó dẫn đến khiếu kiện, tố cáo.

Từ thực tế trên, theo đại biểu Trần Văn Tuấn, ngoài 8 điều kiện bắt buộc phải có trong Hợp đồng bảo hiểm, thì cần bổ sung thêm nội dung về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và xác định rõ đây là điều kiện bắt buộc phải có. Qua đó, tăng cường trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đối với người mua bảo hiểm, tránh trường hợp người kinh doanh bảo hiểm cung cấp thông tin không đầy đủ đối với người mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. Đồng thời, đại biểu đoàn Bắc Giang cũng đề nghị, cần bồ sung vào dự thảo Luật trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhằm đảm bảo sự quản lý thông suốt từ trung ương đến địa phương.

Cũng tại phiên họp toàn thể trực tuyến sáng 29/10, đa số ý kiến đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, phù hợp với tình hình thực tiễn, thúc đẩy phát triển ngành kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Đồng thời, nhất trí và đánh giá cao Tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Đỗ Đạt

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm