--> -->
Dòng sự kiện:

Dịp Quốc khánh 2/9: Ra đi và mang niềm tin trở về

31/08/2017 09:32

Chia sẻ
Với nhiều người Hà Nội, mỗi dịp Quốc khánh 2/9 trong lòng đều dâng trào một cảm xúc lâng lâng, vì dường như mùa thu ở thủ đô, rất riêng và rất lạ, ai tinh ý thì thấy từ không khí, mùi vị đến màu sắc phố phường đều thay đổi... Còn với nhiều người ở phương xa, khi có dịp may mắn ở Hà Nội, những ngày mùa thu, thì với họ là cả một sự linh thiêng trong không khí cách mạng...
dip quoc khanh 29 ra di va mang niem tin tro ve Đắm say trong niềm vui Tết Độc lập - ngày hội cao nguyên Mộc Châu
dip quoc khanh 29 ra di va mang niem tin tro ve Làm gì để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Mang mùa thu cách mạng về phương Nam...

Bên Hồ Gươm, tôi tình cờ gặp và trò chuyện với Nguyễn Ngọc Hân (sinh năm 1983), từ miệt vườn Tiền Giang ra thăm thủ đô. Hân bảo, đối với người phương Nam tụi em, được ra Hà Nội, thăm Thủ đô của cả nước luôn là ước mơ - một ước mơ lớn từ hồi thơ bé.

Em giờ hơn 30 tuổi mới hoàn thành được ước mơ ấy. Nghe bạn bè nói chỉ có mùa thu ở nơi đây là đẹp nhất, vì mùa hè thì nóng quá, người miền Nam ra sẽ không hợp với cái nắng rát, còn mua đông ra thì lạnh dữ quá chịu không thấu...

dip quoc khanh 29 ra di va mang niem tin tro ve
Phố phường Hà Nội những ngày mùa thu rộn ràng và say mê... Ảnh: T.L

Hân đang làm tại một công ty liên doanh nước ngoài, chuyên gia công giày và túi xách cho những hãng lớn trên thế giới. Cô đã quyết định cắt phép để một mình đi thăm thủ đô trong dịp mùa thu - mùa Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh này. Ấn tượng đầu tiên của Hần là xếp hàng vào lăng viếng Bác. Cũng đã tìm hiểu thông tin từ trước, nhưng không ngờ khi đi viếng lại xếp hàng từ khá xa.

Hân thực sự ấn tượng vì khung cảnh quanh lăng Bác, vì sự thành kính và trật tự của những người vào viếng, và cả tiếng nhắc nhở của những người làm nhiệm vụ giữ trật tự. “Anh ạ, đã lâu lắm rồi em mới được nghe tiếng “đồng bào” thân thương thế. Đứng trong trong hàng đợi vào viếng Bác, tự nhiên em thấy mọi người như xích lại gần nhau hơn, nhường nhịn và chia sẻ với nhau hơn. Lúc bước vào lăng, được chiêm ngưỡng dung nhan của người, em thấy thân thương và tự hào quá, tự thấy mình còn phải cố gắng hơn trong công việc, và trong cuộc sống...” - Hân tâm sự.

Ông Nguyễn Thiết Hùng cho biết, con trai ông đang làm nghiên cứu sinh về vấn đề môi trường tại Đức. Gia đình đã định hướng sau này anh sẽ về Việt Nam làm việc. Đây cũng là nguyện vọng của con ông mặc dù anh sinh ra và lớn lên ở Đức.

“Đất nước đổi mới từng ngày, cuộc sống và điều kiện làm việc tốt hơn hồi xưa rất nhiều, vì vậy chúng tôi đã lựa chọn quay về, và cũng định hướng cho các con về Việt Nam để đóng góp xây dựng quê hương, đất nước” - ông Hùng bày tỏ.

Điều ấn tượng thứ hai khi ở Thủ đô của Hân là những dãy phố rực một màu cờ đỏ sao vàng. Hân kể, đi vào những khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Ngọc Quyến..., mới cảm nhận được bầu không khí của kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, của mừng Quốc khánh... rõ nhất. Ở đó, những ngôi nhà san sát, trên mỗi ban công đều treo một lá cờ đỏ sao vàng.

Hân đi khắp ba mươi sáu phố phường, đều thấy rực một màu đỏ, chỉ nhìn ngắm khung cảnh ấy thôi cũng thấy rạo rực, phấn chấn và tự hào. “Em có một cảm giác rất lạ, là những lá cờ đó như nối với nhau tạo lên những con phố đỏ.

Tuy nghe kể về Thủ đô nhiều lần rồi nhưng đúng ra ra tới nơi, mới thấy được không khí mùa thu cách mạng ở nơi đây thật là hào hùng và ý nghĩa. Em sẽ mang dấu ấn mùa thu tươi đẹp này về phương Nam, để kể với bạn bè và người thân. Và hẹn họ, mong sao những mùa thu tới có nhiều người nơi đồng bằng miền tây chúng em được trải nghiệm không khí, màu đỏ của phố phường Hà Thành khi mùa thu cách mạng đang ùa về” - Hân đã nói như vậy khi chia tay tôi.

Niềm tự hào với bạn bè quốc tế

Trên vỉa hè đường Độc Lập, tôi gặp ông Nguyễn Thiết Hùng (sinh năm 1961, quê Thuận Thành, Bắc Ninh) - hiện sống và làm việc tại CHLB Đức, đang say mê ngắm nhìn Lăng Bác, Quảng trường Ba Đình, Nhà Quốc hội... Cùng quê, câu chuyện của tôi và ông càng thêm rôm rả, chân tình.

Ông Hùng cho biết, ông thi vào Trường Đại học Y Hà Nội năm 1980 và đủ tiêu chuẩn đi học tại Đức. Năm 1985 ông được nghỉ phép về nước đúng dịp Quốc khánh 2/9, được tham dự lễ duyệt binh. Đó là lần đầu tiên ông thấy được sức mạnh và ý chí đoàn kết tuyệt vời của dân tộc mình qua những khối quân dân tham gia diễu hành.

“Tôi đã chụp nhiều ảnh buổi duyệt binh năm đó, khi quay lại nước Đức đem cho bạn bè quốc tế, từ châu Phi đến châu Mỹ xem, ai ai cũng rất ngưỡng mộ, tôn trọng đất nước Việt Nam. Họ đánh giá cao về tinh thần anh dũng chiến đấu bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Chính vì thế, những năm tôi theo học ở Đức rất được bạn bè quốc tế quý trọng và đặt nhiều niềm tin” - ông Hùng hào hứng chia sẻ.

Bây giờ, đất nước đổi mới mạnh mẽ, mỗi lần về thăm quê đúng dịp Quốc khánh, thì dù có bận mấy, ông Hùng đều giành thời gian thăm những di tích lịch sử cách mạng ở thủ đô, như Quảng trường Cách mạng tháng Tám, nhà số 48 Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập, và đặc biệt là vào lăng viếng Bác...

Ông bảo, đi, đến và chiêm ngưỡng để thêm tin yêu, kính trọng Bác Hồ và thế hệ cha anh đã lựa chọn đưa đất nước theo con đường XHCN, đi đến độc lập tự do thì những người thanh niên xuất thân ở nông thôn như ông mới có cơ hội đi học tập ở nước ngoài, được bạn bè quý trọng và có được cuộc sống yên vui như ngày hôm nay.

Ông Hùng cho biết, ở xa Tổ quốc, những dịp lễ như 30.4, 2.9 không có điều kiện về Việt Nam, những người Việt lại tụ họp với nhau, để được nghe tiếng Việt thân thương, động viên chia sẻ nhau về mọi điều trong cuộc sống và công việc, cũng như tương trợ cho những hoàn cảnh khó khăn.

Và một điều không quên là những buổi họp mặt ấy, bao giờ cũng bắt đầu với nghi lễ chào cờ và hát Quốc ca. “Một cảm giác vô cùng khó tả, anh ạ. Tuy không thường xuyên sinh sống ở đất nước mình, nhưng chúng tôi luôn hướng về quê hương, tích cực đóng góp để xây dựng đất nước... như thế” - ông Hùng xúc động kể.

Theo ghi chép của Gia Tưởng/ danviet.vn

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm