--> -->
Dòng sự kiện:

Giúp dân là mệnh lệnh từ trái tim người lính

13/08/2018 16:16

Chia sẻ
Trận lũ lụt lịch sử cuối tháng bảy vừa qua, tỉnh Phú Thọ có 7 trong số 13 huyện, thành phố, thị xã bị ảnh hưởng, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản của người dân; trong đó bốn người chết, một người mất tích, hàng nghìn ngôi nhà bị ngập úng.
giup dan la menh lenh tu trai tim nguoi linh Cùng nhắn tin ủng hộ đồng bào vùng lũ khôi phục cuộc sống
giup dan la menh lenh tu trai tim nguoi linh Các cấp CĐ Thủ đô: Chia sẻ khó khăn với bà con vùng lũ
giup dan la menh lenh tu trai tim nguoi linh Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tặng quà CNVCLĐ và nhân dân vùng lũ Chương Mỹ

Ngay khi cơn lũ xảy ra, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã huy động hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng cứu người, tài sản; tích cực giúp dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống.

giup dan la menh lenh tu trai tim nguoi linh
Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) giúp Trường tiểu học xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn thu dọn bùn, đất sau đợt mưa lũ vừa qua.

Đại tá Đinh Mạnh Phác, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Phú Thọ cho biết: Ngay khi cơn lũ xảy ra, đơn vị đã phối hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập các tổ công tác xuống địa bàn chỉ đạo cứu người dân và đưa tài sản đến nơi an toàn.

Trong đó, LLVT tỉnh đã huy động 1.819 cán bộ, chiến sĩ, gồm lực lượng thường trực của Bộ CHQS tỉnh và một số đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn; 1.516 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ; 25 xuồng máy, ô-tô và phương tiện để giúp đưa người dân đến nơi an toàn, cùng khắc phục hậu quả mưa lũ.

Tại huyện Thanh Sơn ngay sau trận mưa lũ qua đi, đến đâu cũng thấy cây cối đổ nát, mái tôn, biển quảng cáo rơi, xiêu vẹo, bùn đất ngổn ngang. Tại Trường tiểu học xã Sơn Hùng, hàng chục cán bộ Ban CHQS huyện, cùng lực lượng dân quân và giáo viên nhà trường chạy đua với thời gian để thu dọn bùn đất.

Cô Đỗ Thị Bảy, Hiệu trưởng nhà trường ngậm ngùi: “Từ nhỏ đến giờ tôi mới chứng kiến trận ngập lụt lớn như vừa qua và nhà trường lần đầu bị chìm trong biển nước. Được sự giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm của bộ đội, dân quân trên địa bàn, nhà trường đã khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định chuẩn bị đón năm học mới 2018-2019. Trong khó khăn hoạn nạn, thầy và trò nhà trường cũng như người dân trên địa bàn rất cảm động trước tấm lòng, tình cảm, sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ LLVT và hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” càng được tô đậm, tỏa sáng trong lòng nhân dân”.

Chứng kiến bộ đội giúp đỡ người dân địa phương trong trận mưa lũ vừa qua, chị Đoàn Thị Mai, ở thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, bộc bạch: “Những lúc ngập lụt, lũ cuốn mạnh, vậy mà cán bộ, chiến sĩ bất chấp hiểm nguy để lao vào cứu người, tài sản của người dân, chúng tôi thật sự cảm kích. Khi mưa lũ và đợt ngập úng qua đi, các anh bộ đội, dân quân lại tranh thủ sớm tối giúp các hộ dân dựng lại nhà cửa, thu dọn bùn đất, sớm ổn định cuộc sống. Gia đình tôi cũng như người dân trên địa bàn rất cảm phục và trân trọng việc làm của cán bộ, chiến sĩ LLVT huyện”.

Trung tá Cù Xuân Cường, Chính trị viên phó, kiêm Chủ nhiệm chính trị, Ban CHQS huyện Thanh Sơn cho biết, ngay khi cơn lũ và ngập lụt xảy ra trên địa bàn, cả hệ thống chính trị của địa phương đã vào cuộc quyết liệt. Trong đó, cơ quan quân sự huyện và các đơn vị dân quân tự vệ duy trì trực toàn bộ quân số, đồng thời, Bộ CHQS tỉnh kịp thời điều động cán bộ, chiến sĩ và phối hợp lực lượng đơn vị bộ đội chủ lực kịp thời giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ.

Các địa bàn bị thiệt hại nặng như: xã Sơn Hùng, thị trấn Thanh Sơn và xã Thục Luyện (huyện Thanh Sơn) được cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 543, Lữ đoàn 297 tích cực giúp đỡ. “Cán bộ, chiến sĩ chúng tôi luôn xác định, giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim của mỗi người lính. Chừng nào công việc chưa xong, người dân chưa ổn định cuộc sống thì cán bộ, chiến sĩ chưa về đơn vị”, Trung tá Cù Xuân Cường cho biết thêm.

Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn nói: Đợt mưa lũ, ngập lụt lịch sử vừa xảy ra trên địa bàn huyện đã gây hậu quả nặng nề cả về người và tài sản. Các đơn vị LLVT tỉnh đã thể hiện rõ vai trò chủ công trong phòng, chống lụt bão, góp phần thiết thực giúp người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống và bắt tay vào khôi phục sản xuất.

Theo Đào Duy Tuấn/ nhandan.com.vn

Lắng nghe để phục vụ nhân dân tốt hơn - hướng tới xây dựng nền hành chính hiện đại

Chiều 19/5, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm “Lắng nghe để phục vụ nhân dân tốt hơn”. Tọa đàm nhằm chia sẻ những vấn đề thực tiễn, đưa ra giải pháp khắc phục những vướng mắc, khó khăn để Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phát triển nền hành chính công hiện đại.

Truyền thông chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân

Vừa qua, dưới sự chủ trì của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản đối với nữ công nhân khu công nghiệp.

Hà Nội bảo tồn làng nghề gắn liền với phát triển du lịch

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống. Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công mỹ nghệ hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn.
Xem thêm