--> -->
Dòng sự kiện:
Thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị

Hà Nội sẽ đi từng bước chắc chắn

10/10/2018 08:34

Chia sẻ
Sáng 8/10, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các Ban Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các Bộ, ban, ngành Trung ương vào dự thảo đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị (CQĐT) tại thành phố Hà Nội.
ha noi se di tung buoc chac chan Hà Nội: 2 phương án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị
ha noi se di tung buoc chac chan Tìm phương án tối ưu cho mô hình chính quyền đô thị

Hội thảo lần này, Thành ủy Hà Nội tập trung xin ý kiến các đại biểu liên quan nội dung quản lý theo mô hình CQĐT theo hướng đẩy mạnh phân cấp. Cụ thể là phân cấp giữa Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương với chính quyền thành phố Hà Nội; phân cấp giữa Thành phố với quận, huyện, thị xã. Bên cạnh đó là đề xuất cơ chế, chính sách phân cấp giữa Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương với Hà Nội.

ha noi se di tung buoc chac chan
Quang cảnh hội thảo

Ngoài ra, Thành ủy cũng xin ý kiến đại biểu liên quan đến thí điểm mô hình tổ chức bộ máy CQĐT theo hướng thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế với mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo mô hình CQĐT chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Thành phố phù hợp với đặc điểm, tính chất của đô thị và khu vực nông thôn đang đô thị hóa; đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và yêu cầu phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Hai phương án tổ chức chính quyền đô thị được Hà Nội đưa ra là: Phương án thứ nhất, xây dựng thí điểm mô hình tổ chức hai cấp chính quyền (cấp Thành phố và cấp quận, huyện, thị xã); một cấp hành chính (tại xã, phường, thị trấn).

Phương án hai, xây dựng thí điểm mô hình tổ chức một cấp chính quyền (Thành phố), 1 cấp hành chính (quận, huyện, thị xã) và 1 cơ quan hành chính đại diện (xã, phường, thị trấn).

Tại hội thảo, các đại biểu cơ bản đánh giá, với gần 1 năm xây dựng, đây là đề án công phu và khó, nội dung đề án lớn và chưa có tiền lệ. Các đại biểu cho rằng, việc xây dựng đề án thí điểm CQĐT tại Hà Nội là cơ hội tiếp theo để Thủ đô phát triển, đồng thời phù hợp với yêu cầu thực tiễn để phát triển Thủ đô.

Theo Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Việt Hùng, Hà Nội nên chọn phương án thí điểm, kiến nghị rõ vấn đề cần thực hiện. Việc này cũng thể hiện sự quyết tâm thực hiện của Thành phố, tránh suy nghĩ làm thí điểm trong thí điểm. Ông Trần Việt Hùng cho rằng, mục tiêu cốt lõi CQĐT là đổi mới cách làm minh bạch hơn, cung cấp dịch vụ công tốt hơn để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Vì vậy, trong đề án cần chú ý yếu tố nông thôn của đô thị bởi hiện tại dân số nông thôn chiếm 58% dân số Hà Nội, đơn vị hành chính cấp xã chiếm khoảng 66% trong đơn vị hành chính. Đây là các yếu tố lớn tác động tổ chức thực hiện CQĐT nên cần đặt ra để có cách giải quyết tốt hơn trong thực tế.

Hà Nội cần đánh giá thực trạng để thực hiện thí điểm CQĐT, về nội dung mục tiêu thí điểm cần đạt được. Cụ thể, cần đánh giá thực trạng quản lý đô thị hiện nay; vấn đề quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng... Bên cạnh đó là nội dung xây dựng chính quyền điện tử cần xác định đang đứng ở mức độ nào so với tốc độ chung của cả nước.

Quan tâm đến quản lý CQĐT theo hướng đẩy mạnh phân cấp, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh cho rằng, Đề án cần xây dựng theo hướng vừa bảo đảm tiến độ nhưng phải thận trọng. Bởi việc phân cấp sẽ tăng thẩm quyền, tăng trách nhiệm, tuy nhiên cần tăng cường quản lý giám sát để tránh lạm quyền. “Cách tốt nhất tăng cường giám sát là tăng cường vai trò giám sát của các Bộ, ngành Trung ương cũng như giám sát của đoàn thể các cấp với Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, cần bổ sung mục tiêu nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các cấp”, bà Bùi Thị Thanh đề xuất.

Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nhận xét, các ý kiến đóng góp của các đại biểu đều mang tính xây dựng, giúp thành phố hoàn thiện đề án về các giải pháp, bước đi để tiếp tục trình dự thảo đề án đến các cơ quan có thẩm quyền.

Theo Bí thư Thành ủy, CQĐT là khái niệm đã có từ lâu, nhiều nhiệm kỳ Thành phố đã đặt ra việc thực hiện với mong muốn hệ thống chính quyền thực sự tinh gọn hiệu quả, minh bạch, tăng giám sát của người dân, đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và đặc biệt để đáp ứng năng lực cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới. Thành phố sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu và hoàn thiện rõ hơn dự thảo đề án, đi từng bước chắc chắn trong triển khai thực hiện mô hình thí điểm CQĐT.

Hoàng Phúc

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm