--> -->
Dòng sự kiện:

Hệ thống Mặt trận: Tổ chức 6.558 hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

20/05/2025 18:59

Chia sẻ
Đa số ý kiến đều bày tỏ sự thống nhất cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và mong muốn những điểm mới trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ phục vụ đắc lực cho tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam, cũng như chủ trương xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Chủ động tổ chức thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013 Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Tập trung vào đơn vị hành chính và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Đảm bảo tính độc lập tương đối trong hoạt động của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc

Chiều ngày 20/5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam.

Hệ thống Mặt trận: Tổ chức 6.558 hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy trình bày báo cáo bước đầu tổng hợp sơ bộ kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết trong hệ thống MTTQ Việt Nam. Ảnh: Quang Vinh.

Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Hoàng Công Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Trình bày báo cáo bước đầu tổng hợp sơ bộ kết quả lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết trong hệ thống MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy nêu rõ, công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến trong hệ thống MTTQ Việt Nam được thực hiện kịp thời, nghiêm túc, bài bản.

Đến nay, MTTQ các tỉnh Bình Thuận, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên, Quảng Trị, Thanh Hóa, Đà Nẵng, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức 6.558 hội nghị để thảo luận, lấy ý kiến sâu rộng trong đoàn viên, hội viên, thành viên của mỗi tổ chức, phát huy vai trò và sự tham gia tích cực của các vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam, Hội đồng tư vấn, các vị nguyên lãnh đạo của MTTQ; các luật gia, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực pháp lý…

Trên các báo, tạp chí, báo điện tử, trang Fanpage MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội… đều mở chuyên trang, chuyên mục về lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết, cập nhật thường xuyên các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan đến việc lấy ý kiến; đăng tải hàng trăm bài viết liên quan liên quan đến quá trình tổ chức lấy ý kiến và các ý kiến góp ý cụ thể vào nội dung của dự thảo Nghị quyết của Mặt trận và các ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị quyết.

Cùng với quá trình tổ chức lấy ý kiến, MTTQ Việt Nam tăng cường tuyên truyền, định hướng tư tưởng để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; động viên đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia góp ý kiến dự thảo Nghị quyết, nhất là tham gia ý kiến qua các ứng dụng VneID do Bộ Công an triển khai.

Hệ thống Mặt trận: Tổ chức 6.558 hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.

Đối với kết quả sơ bộ lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ tịch Hoàng Công Thủy cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này ngắn gọn, chỉ tập trung vào 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp cơ quan của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.

“Qua theo dõi và tổng hợp, Ban Thường trực nhận thấy ý kiến thảo luận, góp ý rất tập trung, đi thẳng vào các nội dung, điều khoản được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp; thống kê sơ bộ đã có 717.712 ý kiến góp ý trong hệ thống MTTQ vào các điều khoản được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị quyết. Đa số ý kiến đều bày tỏ sự thống nhất cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và mong muốn những điểm mới trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ phục vụ đắc lực cho tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam cũng như chủ trương xây dựng chính quyền địa phương hai cấp”, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy thông tin.

Theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp đã triển khai việc lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 với các hình thức chủ yếu như: (1) Góp ý kiến trực tiếp bằng văn bản (bản giấy, thư điện tử), (2) Tổ chức các hội nghị góp ý trực tiếp, (3) Góp ý kiến Cổng thông tin điện tử, trên Fanpage của cơ quan MTTQ tỉnh và địa phương. Một số địa phương có cách làm hay, sáng tạo như xây dựng chuyên mục với hình thức trực tuyến, người dân thực hiện việc góp ý qua Google Form và hộp thư điện tử, xây dựng phiếu lấy ý kiến của đoàn viên, hội viên và hệ thống Mặt trận cho ý kiến trực tiếp vào từng điều khoản cụ thể của Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Đối tượng lấy ý kiến là tổ chức thành viên; các nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, các chức sắc tôn giáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; các vị Ủy viên Hội đồng tư vấn Ban tư vấn, Tổ tư vấn; các chuyên gia, các nhà khoa học; đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh.

B.Duy

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.
Xem thêm