--> -->
Dòng sự kiện:

Hướng dẫn việc tổ chức hội nghị bầu cử tại các địa phương có dịch Covid-19

27/02/2021 18:15

Chia sẻ
Tại những nơi đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, trường hợp bất khả kháng, không thể tổ chức hội nghị hiệp thương theo hình thức tập trung được, địa phương có thể chủ động lựa chọn hình thức tổ chức hội nghị phù hợp thông qua ứng dụng công nghệ thông tin như: Tổ chức hội nghị trực tuyến, tổ chức lấy ý kiến thông qua Email, tin nhắn SMS, qua các ứng dụng zalo, viber hoặc gửi phiếu lấy ý kiến đến các thành phần dự hội nghị.
Giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV: Cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn và quy định của luật Ngày 14/3/2021: Người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV phải hoàn thành nộp hồ sơ ứng cử 1.076 người được phân bổ giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa ban hành hướng dẫn số 54/HD-MTTW-BTT về tổ chức các hội nghị trong quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 và việc vận động bầu cử tại các địa phương có dịch Covid-19.

Hướng dẫn việc tổ chức hội nghị bầu cử tại các địa phương có dịch Covid-19
Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao đổi với đại diện các cơ quan, đơn vị về quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử và vận động bầu cử.

Theo đó, định hướng chung trong việc tổ chức các hội nghị trong quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử và vận động bầu cử, ngoài việc bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của địa phương, hướng dẫn cũng nêu rõ các địa phương cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế.

Cụ thể, với việc tổ chức các hội nghị cử tri lấy ý kiến, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân: Đối với những nơi có số lượng đại biểu tham dự hội nghị trực tiếp đạt trên 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập thì tổ chức hội nghị tập trung nhưng phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của địa phương.

Đối với những nơi đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, cách ly xã hội mà số đại biểu có thể tham dự trực tiếp không đạt trên 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập thì có thể tổ chức hội nghị trực tuyến. Trong trường hợp này, để thuận lợi cho việc thực hiện biểu quyết, kiểm đếm kết quả biểu quyết thì cần lưu ý công tác tổ chức, điều hành để hội nghị thống nhất việc biểu quyết bằng hình thức giơ tay.

Với hội nghị cử tri nơi cư trú và hội nghị cử tri giới thiệu người của thôn, tổ dân phố ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: Đối với những nơi đang áp dụng các biện pháp cách ly xã hội hoặc áp dụng biện pháp phong tỏa không thể tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp, thì tổ chức hội nghị theo hình thức trực tuyến nhưng lưu ý việc bảo đảm an ninh mạng và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Trường hợp bất khả kháng, không thể tổ chức hội nghị theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thì Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã báo cáo cấp ủy cùng cấp, trao đổi, thống nhất với chính quyền và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương về việc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến, phiếu tín nhiệm đối với người được giới thiệu ứng cử đến cử tri.

Đồng thời, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức thành lập tổ phát phiếu, kiểm phiếu gồm từ 3 đến 5 người, sau đó lập biên bản hội nghị cử tri gửi về Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương.

Với việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử: Tùy tình hình thực tế tại địa phương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hiệp thương báo cáo cấp ủy, các tổ chức phụ trách bầu cử cùng cấp lựa chọn hình thức phù hợp để tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chú trọng các hình thức vận động bầu cử thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình; phát tờ rơi, tờ gấp... về chương trình hành động và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đến địa bàn khu dân cư, hộ gia đình và cử tri.

Ngoài ra, có thể lập đường dây nóng, tổng đài tự động hoặc mục hỏi - đáp trực tiếp trên website, cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương để cử tri phản ánh, trao đổi, góp ý về người ứng cử.

B.D

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ quy định công bố hợp quy

Đóng góp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 10/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề xuất xem xét bỏ quy định công bố hợp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm