--> -->
Dòng sự kiện:

Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

09/02/2025 12:37

Chia sẻ
Tại Phiên họp thứ 42, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc của Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với các cơ quan hoàn chỉnh dự thảo, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.
Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự theo thẩm quyền Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi mà nhân dân Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác đến thăm, viếng, tỏ lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm đi theo con đường cách mạng do Người vạch ra, nhằm xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Đây cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại, nhiều nghi lễ quan trọng của Đảng và Nhà nước; Nguyên thủ quốc gia các nước và các đoàn khách quốc tế khi sang thăm Việt Nam đều đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ sự tôn kính Người cũng như thể hiện tình cảm trân trọng đối với đất nước, con người Việt Nam.

Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu Di tích Lăng là biểu tượng cho những di sản vô giá về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, cần được tiếp tục bảo vệ, giữ gìn và phát huy ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới. Ảnh: Quốc hội

Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng.

Tuy nhiên, các văn bản hiện hành mới chỉ tập trung vào nhiệm vụ quản lý, bảo vệ các công trình trong Khu Di tích Lăng, nhất là từ khi công trình Lăng hoàn thành đưa vào sử dụng (1975); chưa có các văn bản quy phạm pháp luật quy định một số vấn đề quan trọng...

Vì vậy, việc ban hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng; khắc phục những hạn chế, bất cập để bảo vệ chặt chẽ, quản lý hiệu quả Khu Di tích Lăng trong tình hình mới.

Đồng thời phát huy hơn nữa ý nghĩa chính trị, văn hóa của Khu Di tích Lăng, góp phần tuyên truyền về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Pháp lệnh được bố cục gồm 6 chương, 35 điều, quy định về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo vệ các công trình, khu vực và tổ chức các hoạt động trong Khu Di tích Lăng; nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, chính sách, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng.

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với sự cần thiết ban hành Pháp lệnh với những căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Cơ quan thẩm tra đánh giá, các nội dung quy định trong dự thảo Pháp lệnh về cơ bản phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tương thích với điều ước quốc tế có liên quan.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định trong dự thảo Pháp lệnh với hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan; nghiên cứu chuyển nội dung cụ thể, chi tiết trong dự thảo Pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ để quy định trong Nghị định, Thông tư cho phù hợp với chủ trương đổi mới công tác xây dựng pháp luật...

Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc của Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Quốc hội

Sau khi nghe các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận sự chủ động, tích cực của Chính phủ trong quá trình xây dựng dự án Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, trong đó cần làm rõ hơn trong hồ sơ phương án sáp nhập bảo tàng và khu phủ Chủ tịch và phương án không sáp nhập như quyết định của Chính phủ.

Cạnh đó, nghiên cứu bổ sung quy định phân loại cụ thể từng công trình và công tác quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với tính chất là công trình quốc phòng, khu quân sự là đối tượng cảnh vệ, công trình đặc biệt quan trọng về an ninh quốc gia, đồng thời là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng theo Nghị quyết 129 của Quốc hội.

Về lực lượng làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng, ngân sách và bảo đảm chế độ, chính sách, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với các bộ, ngành giải phóng mặt bằng khu nhà ở, một số công trình bên phải thảm cỏ trước Lăng để bảo đảm an ninh, an toàn và cảnh quan môi trường công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại phiên họp, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc của Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với các cơ quan hoàn chỉnh dự thảo, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.

Phương Thảo

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm