--> -->
Dòng sự kiện:

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

23/02/2024 11:23

Chia sẻ
Sau Tết Nguyên đán 2024, trong khi doanh nghiệp rao tuyển hàng chục nghìn chỉ tiêu việc làm thì tỷ lệ người lao động đến các khu công nghiêp - khu chế xuất (KCN-KCX) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tìm kiếm cơ hội việc làm lại thưa thớt. Nghịch lý cung - cầu lao động đã và đang diễn ra tại trung tâm đô thị lớn nhất các tỉnh phía Nam.
TP.HCM cần 52.000 lao động sau Tết Nguyên đán Doanh nghiệp tại Bình Dương cần tuyển gần 24.000 lao động sau Tết Đồng Nai: Hơn 82% người lao động quay trở lại làm việc sau Tết
Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
KCX Tân Thuận, quận 7 là một trong những KCX quy mô nhất của TP.HCM. Bảng tuyển dụng lao động đăng tải hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng lao động nhưng thực tế người đến tìm hiểu thông tin lại rất thưa thớt. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM cho thấy, sau Tết Nguyên đán 2024 nhu cầu tuyển dụng lao động tại các KCN-KCX trên địa bàn Thành phố là 52.000 lao động. Thế nhưng thực tế có rất ít người lao động đến tìm hiểu thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm, ngay cả các công ty hoạt động tại các KCN-KCX, dù trước đó đã có một lượng lớn công nhân lao động bị mất việc làm.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 22/2, khoảng 2 tiếng quan sát, phóng viên Báo Lao động Thủ đô chỉ ghi nhận chưa đến 10 người “dừng xe” và đến tìm hiểu thông tin tại Bảng tuyển dụng tại KCX Tân Thuận. Thậm chí, có người lướt qua thông tin rồi lặng lẽ rời đi. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Anh Nguyễn Tấn Tài, quê Nghệ An cho biết: Mức lương tăng ca mà các doanh nghiệp mời chào cũng chỉ nhỉnh hơn việc chạy xe grab từ 1-2 triệu đồng, trong khi lại phải làm kín thời gian. Chạy xe grab chủ động hơn về thời gian, có thể làm thêm nghề khác. Vì thế bản thân đang cân nhắc việc có nên làm công nhân ở công ty tiếp hay không, dù hiện tại anh đang thất nghiệp do công ty cắt giảm lao động vì thiếu đơn hàng.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Tại KCX Tân Thuận, Công ty Tai Việt treo băng rôn với khẩu hiệu hấp dẫn “Hoan nghênh các bạn đến kiếm tiền”. Kèm với đó là các cam kết về chính sách đào tạo nghề miễn phí, công nhân được tham gia BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, hỗ trợ đi lại, xăng xe, nhà ở, con học mầm non, tiểu học, mức lương từ 12 – 15 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên vẫn ít người lao động đến tìm hiểu. (Ảnh chụp ngày 22/2).

“Bạn tôi trước cùng làm công ty đã về quê ăn Tết, đến nay chưa vào lại. Một bộ phận sẽ trở lại TP.HCM sau Rằm Tháng Giêng, một số quyết định ở lại quê làm công nhân, dù thấp hơn 2-3 triệu đồng so với làm ở TP.HCM nhưng được gần nhà, chi phí rẻ, khả năng tích lũy cao hơn. Cũng có người dự tính sẽ chuyển về Đồng Nai, Bình Dương, Long An tìm kiếm công việc phù hợp hơn". Anh Nguyễn Tấn Tài chia sẻ thêm.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Cạnh đó, Công ty TNHH Star Elec bố trí bảng tuyển dụng chỉ tiêu lao động ngành cơ khí, điện công nghiệp, điện tử, lao động phổ thông nhưng vẫn không có người đến xem. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Theo một số chuyên giao về lĩnh vực lao động, đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu, gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất, đã tạo ra dòng dịch chuyển lao động từ các đô thị lớn như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai về các địa phương đang “trỗi dậy”, các khu công nghiệp mới như: Bình Phước, Tây Ninh hoặc xa hơn là Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Công ty TNHH StrongMan Always rao tuyển 300 chỉ tiêu lao động. Tuy nhiên trong suốt buổi sáng ngày 22/2 không có người lao động nào đến tìm hiểu. (Ảnh chụp ngày 22/2).

Dù thu nhập tại các địa phương này thấp hơn các đô thị lớn nhưng điều kiện làm việc gần nhà, chi phí sinh hoạt rẻ và khả năng tích lũy đồng lương cao hơn, đang khiến nhiều người lao động “tính toán lại” việc lựa chọn công việc. Điều này cũng lí giải nguyên nhân có một tỷ lệ người lao động mất việc bắt đầu "kém mặn mà" quay lại các đô thị lớn.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh
Công ty TNHH Daesung TS tại KCN Tân Thới Hiệp, quận 12 tuyển 35 chỉ tiêu về kỹ sư cơ khí chế tạo máy, điện công nghiệp, thợ phay – điện, hàn, mộc, bảo trì máy. Tuy nhiên nghịch lý là không có người đến xem. (Ảnh chụp ngày 23/2).

Tại quận 12, từ giữa năm 2023, một số doanh nghiệp hoạt động trong KCN Tân Thới Hiệp (phường Hiệp Thành) phải đóng cửa, di dời. Bước vào đầu năm 2024, một số tín hiệu vui đã trở lại khi có một vài doanh nghiệp rao tuyển lao động do có thêm đơn hàng.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Có vẻ “đông đúc” lượng người đến tìm hiểu việc làm là Công ty TNHH Nobland Việt Nam khi rao tuyển nhiều chỉ tiêu việc làm với mức thu nhập từ 8 – 12 triệu đồng/người/tháng. (Ảnh chụp ngày 20/2).

Tuy nhiên số người đến tìm hiểu thông tin, nộp hồ sơ tìm kiếm việc làm mới chưa sôi động. Nhìn chung bức tranh tìm kiếm việc làm chưa thực sự náo nhiệt.

Nghịch lý cung - cầu lao động tại TP. Hồ Chí Minh

Cũng với bảng tuyển dụng của Công ty TNHH Nobland ở trị ví đó, trong sáng 23/2 lại không có người lao động nào đến tìm hiểu cơ hội việc làm. (Ảnh chụp ngày 23/2).

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM: Tổng số lao động làm việc trong KCN-KCX, khu công nghệ cao là gần 300.000 người/2,54 triệu lao động trong các doanh nghiêp trên địa bàn Thành phố. Nhu cầu lao động sau Tết Nguyên đán năm 2024 khoảng 52.000 chỗ làm việc, tập trung vào thương mại – dịch vụ (chiếm 70,56%), công nghiệp – xây dựng (28,66%). Riêng tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM đã tiếp nhận thông tin tuyển dụng của 102 doanh nghiệp với tổng nhu cầu gần 19.300 vị trí, tập trung chủ yếu vào ngành da giày, may mặc (42,76%), lao động phổ thông (12,15%)…
Xuân Tình

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm