--> -->
Dòng sự kiện:

TP.HCM cần 52.000 lao động sau Tết Nguyên đán

19/02/2024 19:46

Chia sẻ
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), nhu cầu nhân lực sau Tết Nguyên đán 2024 cần khoảng 52.000 lao động. Trong đó, chủ yếu tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ (70,56%), khu vực công nghiệp - xây dựng (28,66%)
Xác định danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ cháy ở TP.HCM Sân bay Tân Sơn Nhất đón gần 154 nghìn hành khách TP.HCM: Phương tiện "nhúc nhích" qua cầu Sài Gòn trong ngày đầu tuần

Ngày 19/2, thông tin từ Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết, qua công tác theo dõi tình hình lao động, tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp (khu vực chính thức) là hơn 2,5 triệu người, trong đó lao động trong làm việc tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao là 299.285 người.

TP.HCM ghi nhận có 13 doanh nghiệp tổ chức làm việc xuyên Tết với 1.544/6.566 lao động; một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, vận tải… tại các khu vực tập trung đông khách du lịch và người dân tham quan, mua sắm.

TP.HCM cần 52.000 lao động sau Tết Nguyên đán
97% người lao động đã quay lại TP.HCM làm việc.

Tính đến ngày 15/2 (mùng 6 Tết), đối với các cơ quan, đơn vị (trừ trường học công lập) và doanh nghiệp nhà nước hầu hết người lao động đã quay trở lại làm việc gần 99%. Đối với tình hình người lao động tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước có đông lao động, tỉ lệ doanh nghiệp trở lại hoạt động khoảng 65% với lao động vào làm việc là 85%.

Nguyên nhân do thời gian quay trở lại làm việc sau Tết rơi vào các ngày thứ năm, sáu cuối tuần nên một số doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động nghỉ phép năm, nhất là lao động ở các tỉnh xa về quê ăn Tết.

Tính đến ngày 19/2 (mùng 10 Tết), tỷ lệ doanh nghiệp đã hoạt động trở lại khoảng 98%, tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc là 97%.

Theo nhận định của các doanh nghiệp, tỷ lệ thiếu hụt lao động sau tết dưới 3%, tập trung tại các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện - điện tử, kinh doanh bảo hiểm - tài chính…

Nhu cầu nhân lực sau Tết Nguyên đán 2024 cần khoảng 52.000 lao động. Trong đó, chủ yếu tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ (70,56%), khu vực công nghiệp - xây dựng (28,66%). Nhu cầu lao động qua đào tạo chiếm tới gần 87%, trong đó nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp khoảng 20%, trung cấp gần 28%, cao đẳng gần 20% và đại học trở lên cần hơn 20%.

Theo Sở LĐTB&XH TP.HCM, so với năm 2023, tỉ lệ lao động quay trở lại làm việc sau Tết không có nhiều thay đổi. Trong đó nguyên nhân có thể nhận thấy rõ nét là tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh tại các doanh nghiệp trong năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn do biến động khó lường của kinh tế toàn cầu, người lao động mong muốn ổn định việc làm, gắn bó với doanh nghiệp hơn trong năm 2024.

Mặt khác hoạt động sản xuất kinh doanh đang có nhiều dấu hiệu tích cực với việc một số doanh nghiệp tiếp nhận được các đơn hàng sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2024 ngay thời điểm cuối năm 2023.

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm sau dịp Tết Nguyên đán, Sở tiếp tục theo dõi tình hình lao động quay trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán, tình hình thiếu hụt lao động tại các doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan, tổ chức triển khai các chương trình tiếp sức người lao động, kết nối cung - cầu lao động để giúp người lao động sớm ổn định công việc, doanh nghiệp tập trung kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm.

Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM tổ chức các phiên, sàn giao dịch việc làm kết nối cung - cầu lao động, hạn chế việc thiếu hụt lao động trong các doanh nghiệp cũng như tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động tại các doanh nghiệp sắp xếp lại lao động với số lượng lớn. Thực hiện kịp thời các chính sách bảo hiểm thất nghiệp (trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề).

Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ngành thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp giữa Sở LĐTB&XH với Liên đoàn Lao động TP.HCM, Bảo hiểm xã hội TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM,… trong việc nắm bắt tình hình lao động, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động TP.HCM, Bảo hiểm xã hội TP.HCM, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố..., tăng cường giám sát, kịp thời tìm hiểu, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Minh Tuấn

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm