--> -->
Dòng sự kiện:

Nhớ vị tướng chỉ huy “mở toang” cánh cửa thép

30/04/2020 07:54

Chia sẻ
Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện (1922 – 1995) là một trong những tướng lĩnh nổi tiếng của Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm cấp tướng năm 1974. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét về Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện sau khi ông qua đời như sau: “Suốt đời chiến đấu vì sự nghiệp của Đảng, của dân tộc. Đồng chí có ưu điểm nổi bật là dù ở cương vị nào cũng là tấm gương đoàn kết và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng chí, đồng đội tin yêu”.
nho vi tuong chi huy mo toang canh cua thep Dinh Độc lập – Kiến trúc độc đáo của người Việt
nho vi tuong chi huy mo toang canh cua thep NSƯT Kim Cúc: Vẹn nguyên ký ức khi đọc bản tin chiến thắng 30/4 lịch sử
nho vi tuong chi huy mo toang canh cua thep Gặp pháo thủ số 1 xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Vừa có tài thao lược, vừa gần gũi, giản dị

Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tên thật là Lưu Văn Thi, sinh ngày 20/10/1922 tại thành phố Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Trong suốt những năm tháng hoạt động, chiến đấu trên khắp các chiến trường vô cùng gian khổ, trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã tự khẳng định vị trí của một vị tướng tài trong quân đội với nhiều trận đánh nổi tiếng lịch sử.

Trong các trận chiến trường kỳ ấy, chúng ta không thể nào không nhớ tới Chiến dịch Hồ Chí minh lịch sử. Với cương vị là Chính ủy đầu tiên quân đoàn 4, mục tiêu chiếm Bộ Quốc phòng ngụy, Cảng Bạch Đằng và Đài phát thanh, cùng với đồng chí Tư lệnh Hoàng Cầm, đồng chí Hoàng Thế Thiện đã thể hiện được tài năng thao lược và cầm quân sáng suốt trong toàn trận đấu.

nho vi tuong chi huy mo toang canh cua thep
Chân dung Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Ông tham gia chỉ huy Chiến dịch Xuân Lộc đập tan chiến tuyến phòng thủ kiên cố nhất của địch, mở toang cánh cửa phía Đông, tạo thuận lợi để cánh quân hướng Đông - một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trước đó, tháng 2/1975 ông trực tiếp chỉ huy hướng tiến công Dầu Tiếng - Chơn Thành. Trong nhịp điệu hết sức khẩn trương những ngày đầu năm 1975, Quân đoàn 4 triển khai tiến công địch trên hai hướng: Quốc lộ 13 và quốc lộ 20.

Trực tiếp chỉ huy lực lượng đánh địch trên hướng Dầu Tiếng - Chơn Thành, Chính ủy Quân đoàn Hoàng Thế Thiện đã cùng các đơn vị bộ đội giải phóng quận lỵ Dầu Tiếng, tiến công địch ở An Lộc - Chơn Thành, rồi lật cánh, cùng lực lượng toàn Quân đoàn thực hành trận đánh 12 ngày đêm ở Xuân Lộc, mở toang “cánh cửa thép” phòng ngự phía đông của địch, phát triển đánh chiếm Trảng Bom, sân bay quân sự, căn cứ quân khu 3, quân đoàn 3 ngụy ở thị xã Biên Hòa; từ đó tiến về Dinh Độc Lập, giải phóng thành phố Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Không chỉ là Chính uỷ có tài thao lược, ông còn là một người sống gần gũi, giản dị, hết lòng vì đồng chí, đồng đội. Trong thời gian ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 5 năm tù khổ sai tại Nhà tù Hoả Lò Hà Nội, ông đã có một tình bạn đẹp với đồng chí Vũ Duy Nhai ở đoàn tù chính trị Thái Bình. Xuất phát từ việc trong một bữa ăn, ông làm gãy đũa, ngay lập tức, đồng chí Võ Duy Nhai nhường đũa của mình cho bạn, họ thân nhau từ lần đó.

Sau những cuộc đấu tranh của tù nhân chính trị, cai ngục thường phạt cùm hoặc đàn áp anh em. Là người to khỏe hơn, ông thường nói với đồng chí Vũ Duy Nhai: “Mình với cậu ngồi liền nhau, lúc nó đánh thì cậu phải nằm ra phía sau, để phía trước mình che cho cậu”, đồng chí Vũ Duy Nhai không nghe liền bị bạn gắt lại: “Cậu gày như con mắm, nó quật cho một phát thì gãy cổ”.

Những ngày tháng sống cùng nhau trong tù, dù không tránh khỏi những lúc “sóng gió”, nhưng không vì thế mà tình bạn của họ phai nhạt đi. Trong những hoàn cảnh gian khó, hai người bạn ấy càng thêm gắn bó. Trên đường bị đày lên Nhà tù Sơn La, ông luôn tìm cách che chở cho bạn khỏi bị đòn roi của kẻ địch.

Trong lúc cùng nhau trốn, không may đồng chí Vũ Duy Nhai bị mảnh đạn của địch ném ra găm vào đùi trái, không ngần ngại, đồng chí Hoàng Thế Thiện liền “ghè răng vào cắn và giật mạnh”, miếng gang nhỏ bằng đầu đũa được đồng chí lấy ra từ chân của bạn mình như thế. Biết bạn đau, ông luôn tìm cách an ủi để bạn mình cố gắng vượt qua.

Sau khi thoát khỏi nhà tù, các đồng chí lại tiếp tục trở về chiến khu hoạt động, đồng chí Vũ Duy Nhai giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, sau đó chuyển lên Trung ương, công tác ở Hà Nội; đồng chí Hoàng Thế Thiện vào Nam chiến đấu, được phong quân hàm Thiếu tướng rồi được cử giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhưng họ vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ về nhau.

Đồng chí Vũ Duy Nhai đã nhận xét về người bạn mình như sau: “…Thiện có lòng vị tha, giành khó về mình, nhường dễ cho bạn, đồng chí, đồng đội… Thực ra, những lúc đó chỉ củ khoai, miếng sắn, mảnh khăn, chiếc áo vá, so với ngày nay rõ ràng chẳng đáng gì, nhưng “miếng khi đói bằng gói khi no”… mà tình bạn mới có thể vững bền, sâu đậm không thể nào quên”.

Thêm một địa chỉ giáo dục truyền thống cách mạng

Với tài năng, mưu trí thao lược trên chiến trường, cùng với trái tim ấm áp yêu thương và nhân hậu, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh (truy tặng năm 2002), Huân chương Độc lập hạng nhất, 4 Huân chương Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng nhì, 1 hạng ba) cùng nhiều huân huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu khác. Đặc biệt, năm 2019 thiếu tướng Hoàng Thế Thiện - người nước ngoài đầu tiên được Campuchia truy tặng Huân chương Hoàng gia Sahametrei hạng nhất.

nho vi tuong chi huy mo toang canh cua thep
Các cựu chiến binh thăm quan nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Tên của ông đã được đặt vinh danh cho những tuyến đường tại thành phố lớn như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Cần Thơ… Tướng Hoàng Thế Thiện xứng danh vị tướng Chính ủy mà nhân dân và bộ đội tôn vinh. Đặc biệt, các Bảo tàng Quân đội đều trưng bày các hiện vật và hình ảnh của Thiếu tướng để giáo dục lòng yêu nước tới các thế hệ trẻ.

Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh có Nhà lưu niệm Hoàng Thế Thiện do gia đình Thiếu tướng và đồng đội xây dựng để tưởng nhớ tới công lao của ông. Tại đây có trưng bày hơn 100 hình ảnh và gần 300 hiện vật gồm đồ dùng, đồ lưu niệm, giấy tờ, tài liệu, huân huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu, sách báo về ông.

Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện với phòng tưởng niệm có bàn thờ trang nghiêm, có cờ Tổ quốc, không gian trưng bày ấm cúng nhưng sinh động, khái quát cả cuộc đời hoạt động cách mạng hơn 50 năm của Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện. Ở phía trước phòng tưởng niệm, từ phòng tưởng niệm nhìn ra, bên phải là “Vách Trường Sơn”, gợi nhớ về tuyến lửa Trường Sơn – nơi ông tham gia chiến đấu, mở đường chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm tháng ác liệt của kháng chiến chống Mỹ.

Nơi đây có gắn bức ảnh Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện mặc trang phục Quân giải phóng miền Nam, đội mũ tai bèo, nở nụ cười lạc quan chiến thắng, phía sau là hình ảnh những đoàn xe chạy trên cung đường Trường Sơn quanh co, hùng vĩ. Sân vườn phía trước, từ phòng tưởng niệm nhìn ra, bên trái là “Vườn Văn Thi” (tên khai sinh của cố Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện) với những khóm cây xanh tươi, giản dị, đơm hoa thơm ngát; bên phải là “Hồ Kim Oanh” (tên phu nhân của ông) với đàn cá chép tung tăng bơi lội với ý nghĩa ông là cây cao, bóng cả, bà là dòng nước trong xanh nép bên ông, tưới mát cho cây mãi xanh tươi. Sinh thời ông rất yêu thiên thiên, cây cảnh. Cổng nhỏ phía trước được đặt tên “Ngõ Mai Viên”, gợi nhớ về ngõ Mai Viên, Hải Phòng - nơi ông sinh ra, lớn lên và tham gia hoạt động cách mạng.

Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Anh Thi - Quản lý Nhà lưu niệm cho biết: “Việc xây dựng Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện không những là niềm vinh dự, tự hào của riêng gia đình, dòng họ cụ Hoàng Thế Thiện mà còn là niềm vinh dự, tự hào chung của cả một thế hệ ông cha đi trước đã có công lao to lớn, đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, làm nghĩa vụ quốc tế.

Gia đình chúng tôi mong rằng, Nhà lưu niệm Hoàng Thế Thiện sẽ trở thành một địa chỉ đỏ về văn hóa lịch sử tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng cao đẹp, góp phần định hướng nhân cách, đạo đức và lối sống cho bà con dòng họ và khách tham quan, đặc biệt là thế hệ trẻ”.

Phương Bùi

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm