--> -->
Dòng sự kiện:

Ô nhiễm môi trường có làm gạo kém chất lượng?

18/08/2018 15:07

Chia sẻ
Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy lượng carbon dioxide trong khí quyển tăng cao sẽ làm cho gạo kém bổ dưỡng và có thể làm chậm phát triển ở hàng triệu trẻ em.
o nhiem moi truong co lam gao kem chat luong Túi nylon sẽ 'vắng bóng' tại nhiều nước
o nhiem moi truong co lam gao kem chat luong Mộc mạc sắc trắng bông gạo giữa nắng hè Hà Nội

Theo một số nhà khoa học quốc tế cho biết khi lượng khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển tăng lên thì giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ giảm xuống. Một trong những nguyên nhân làm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển tăng là do sử dụng các nguyên liệu hóa thạch trong nông nghiệp và tình trạng đốt, phá rừng xảy ra.

o nhiem moi truong co lam gao kem chat luong

Ảnh hưởng đến chất lượng gạo

Mặc dù carbon dioxide là một trong những nguyên liệu thực vật sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua quang hợp. Tuy nhiên, nếu chúng có quá nhiều lại là một điều không tốt.

o nhiem moi truong co lam gao kem chat luong
Khi lượng khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển tăng lên thì giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ giảm xuống. Ảnh: Internet

Qua nghiên cứu cho thấy vào tháng 4 vừa qua, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đạt mức cao nhất trong ít nhất 800.000 năm - trung bình 410 phần triệu (ppm) trong suốt tháng này.

Theo TS Lewis Ziska, nhà sinh lý học thực vật tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết “khi khí carbon dioxide gia tăng một cách đột ngột chúng sẽ phản ứng với thực phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt với sức khỏe con người, do chúng bị thâm hụt dinh dưỡng và dị ứng phấn hoa”.

Cụ thể hơn là qua nghiên cứu chúng ta thấy được mức vitamin B giảm trong những điều kiện này. Hơn thế nữa, hơn 30% vitamin B9 hoặc folate bị sụt giảm khi khí carbon dioxide gia tăng một cách đột ngột, tiếc thay chất này lại thường được bổ sung cho phụ nữ mang thai để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ. Bên cạnh đó, với điều kiện này chúng còn có khả năng làm giảm trung bình khoảng 10% protein và sắt, và 5% kẽm.

Sự cần thiết của gạo với cơ thể

Trong hàng ngàn năm, lúa gạo đã trở thành nguồn lương thực chủ yếu cho nhiều người châu Á, và trong thời gian gần đây chúng cũng là nguồn lương thực chủ yếu của nhiều nước châu Phi.

Gạo không chỉ là nguồn cung cấp calo chính mà còn là protein và vitamin cho nhiều người ở các nước đang phát triển và những nước phát triển.

Theo các nhà khoa học khi chúng ta tiêu thụ gạo với mức dinh dưỡng thấp sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, dinh dưỡng kém này có thể dẫn đến tăng trưởng còi cọc, bệnh tiêu chảy và thậm chí làm tăng nguy cơ sốt rét.

Từ những nghiên cứu trên chúng ta nên ý thức với việc bảo vệ môi trường chúng ta đang sinh sống. Điều chúng ta có thể làm ngay đó là việc trồng cây xanh, sử dụng tiết kiệm điện. Nên có những biện pháp mạnh đội với những người chặt, phá cây rừng,…những điều này sẽ làm cho môi trường chúng ta sạch hơn. Lượng CO2 sẽ được cân bằng, điều này dẫn đến chất lượng lúa gạo chúng ta trồng ngày một cao hơn.

Theo Nguyên Võ/ plo.vn

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Sau vụ gần 600 loại sữa giả bị phát hiện, dư luận lại bức xúc với chuyện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… bị cơ quan chức năng triệt phá. Đáng lo ngại, khi một số sản phẩm này đã được bán trên thị trường trong suốt thời gian dài. Đây là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp.

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đã chia sẻ những gửi gắm của người lao động đến Quốc hội.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Xem thêm