--> -->
Dòng sự kiện:

Phục hồi và phát triển thị trường lao động

24/02/2022 10:49

Chia sẻ
Trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động, việc làm, thành phố Hà Nội đã đề ra nhiều giải pháp và mục tiêu cụ thể để hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động.
Thị trường lao động khởi sắc, nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh từ đầu năm Đẩy mạnh hỗ trợ an sinh để thúc đẩy phục hồi thị trường lao động Hà Nội: Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Nỗ lực phục hồi...

Trong Kế hoạch số 34/KH-UBND về Hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 mà Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành mới đây, thành phố Hà Nội đặt ra mục tiêu trong năm 2022 sẽ giải quyết việc làm cho ít nhất 160.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72,2% (hiện nay là 71,1%); tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị duy trì ở mức dưới 4%.

Để thực hiện các chỉ tiêu nói trên, cùng với việc kiểm soát dịch bệnh, một trong các giải pháp Thành phố đề ra là tiếp tục hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, phát triển thị trường lao động và lực lượng lao động. Trước hết, Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội; chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Phục hồi và phát triển thị trường lao động
Kết nối việc làm trực tuyến tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội

Cùng đó, Thành phố tăng cường hỗ trợ về lao động và chuyên gia thông qua các giải pháp như rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng nguồn lao động trên địa bàn Thành phố trước, trong và sau dịch bệnh Covid-19, những biến động tác động tới phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thu hút lực lượng lao động quay trở lại làm việc; hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương khác trở về góp phần đảm bảo an sinh cho người lao động và trật tự an toàn xã hội.

Thành phố sẽ rà soát doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã và đang sử dụng chuyên gia, lao động nước ngoài, nhanh chóng xử lý, giải quyết các khó khăn, vướng mắc thủ tục để chuyên gia, lao động nước ngoài sớm làm việc tại Việt Nam, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có chuyên gia, người lao động nước ngoài làm việc thực hiện đúng quy trình cách ly y tế an toàn tại địa phương.

Cùng với xây dựng phần mềm cung cấp thông tin nguồn lao động và kết nối cung cầu lao động trên địa bàn, Thành phố sẽ tăng cường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nguồn nhân lực du lịch nhằm tái cấu trúc, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động ngành du lịch. Bên cạnh đó, Thành phố cũng tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả của hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội đồng thời xây dựng hoàn thiện hệ thống dữ liệu về thị trường lao động và việc làm tại mỗi quận, huyện, thị xã.

Thành phố sẽ chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên; nâng cao chất lượng công tác dự báo để chủ động chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển... Đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ được đổi mới và nâng cao chất lượng; thực hiện tốt các chương trình dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn...

Thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Cùng với các nhiệm vụ nói trên, thành phố Hà Nội đã đề ra 5 nhóm giải pháp để thực hiện Kế hoạch Hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022, trước hết là nhóm giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. Trong đó, Thành phố đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững đồng thời, tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

Hà Nội cũng thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025; phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại, phục hồi và phát triển ngành Du lịch theo hướng các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn, giá trị cao...

Nhóm giải pháp tiếp theo là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô. Theo đó, Thành phố chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao, trong đó, đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, phát triển mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo theo địa chỉ sử dụng để phát triển nguồn lao động có trình độ chuyên môn, có năng lực nghề nghiệp, thành thạo kỹ năng.

Đặc biệt, để phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm, Thành phố tổ chức triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo”, Đề án “Phát triển quan hệ lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025” và mở rộng công tác thu thập thông tin thị trường lao động trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.

Tiếp theo là nhóm giải pháp về tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động, Thành phố khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường mới tiềm năng và các thị trường truyền thống; đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong những lĩnh vực và các nghề mới; hỗ trợ các doanh nghiệp đã có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuyển chọn lao động trên địa bàn Thành phố đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thành phố cũng sẽ hỗ trợ cho những lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Một nhóm giải pháp nữa được Thành phố đề ra, đó là nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm từ ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó, tập trung các nguồn lực Trung ương và địa phương triển khai có hiệu quả, chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn, đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.../.

Tú Anh

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm