--> -->
Dòng sự kiện:

Quốc hội thông qua dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng trị giá gần 8,4 tỷ USD

19/02/2025 10:17

Chia sẻ
Với 455/459 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 95,2% số đại biểu tham dự, Quốc hội chính thức thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Thành đoàn Hà Nội thành lập 5 đội hình tình nguyện Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Cần giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương để tránh hụt hẫng Chủ tịch Quốc hội: Không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 19/2, Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, trị giá 203.231 tỷ đồng (gần 8,4 tỷ USD).

Quốc hội thông qua dự án đường sắt trị giá gần 8,4 tỷ USD
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. (Ảnh: QH)

Dự án sau khi được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tháng 2/2025, sẽ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Trong quý III/2025, sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, xây lắp. Cuối năm 2025 sẽ khởi công dự án và cơ bản hoàn thành vào năm 2030.

Theo Nghị quyết, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đi qua 9 tỉnh gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Tổng chiều dài toàn tuyến là 390.9 km, điểm đầu Lào Cai - điểm cuối cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).

Về mức vốn, quy mô dự án là 203.231 tỷ đồng (gần 8,4 tỷ USD) là dự án trọng điểm cấp quốc gia, do Quốc hội quyết định, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nước ngoài và vốn hợp pháp khác.

Về quy mô đầu tư, dự án đầu tư mới, điện khí hóa, khổ 1.435 mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa. Tuyến chính đoạn từ ga Lào Cai Mới đến ga Nam Hải Phòng tốc độ thiết kế 160 km/h, đoạn qua khu đầu mối Hà Nội tốc độ thiết kế 120 km/h, các đoạn nối, tuyến nhánh tốc độ thiết kế 80 km/h.

Về công nghệ, sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực tập trung cho tàu khách và tàu hàng; hệ thống thông tin, tín hiệu tương đương với hệ thống đang sử dụng tại một số tuyến đường sắt vận chuyển chung hành khách và hàng hóa trong khu vực.

Quốc hội thông qua dự án đường sắt trị giá gần 8,4 tỷ USD
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. (Ảnh: QH)

Phương án thiết kế, hướng tuyến được nghiên cứu, lựa chọn bảo đảm ngắn nhất, thẳng nhất có thể, sử dụng 3 loại kết cấu chính trên tuyến (trong đó: kết cấu cầu chiếm khoảng 29% chiều dài tuyến, hầm khoảng 7% và nền đất khoảng 64%) bảo đảm phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên, xã hội, đất quốc phòng; hạn chế khối lượng giải phóng ma, bảo đảm kết nối thuận lợi với các tuyến đường sắt khu vực đầu mối Hà Nội, đường sắt kết nối Trung Quốc.

Công trình dự kiến có 18 ga (bao gồm 03 ga lập tàu, 15 ga hỗn hợp). Ngoài ra, để thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật phục vụ chạy tàu, dự kiến bố trí 13 trạm tác nghiệp kỹ thuật. Quá trình khai thác, khi nhu cầu vận tải tăng lên sẽ nghiên cứu, nâng cấp một số trạm tác nghiệp kỹ thuật thành ga hỗn hợp và đầu tư bổ sung các ga khi có nhu cầu.

Về hiệu quả, việc đầu tư Dự án sẽ mang lại những lợi ích cho nền kinh tế: Tạo tiền đề, động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đáp ứng nhu cầu vận tải, tái cơ cấu vận tải theo hướng phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức; mở ra không gian phát triển kinh tế mới, nguồn lực mới thông qua khai thác hiệu quả quỹ đất; phát triển công nghiệp xây dựng, công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ; phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ; giảm ô nhiễm môi trường; giảm tai nạn giao thông và tạo công ăn việc làm.

Quốc hội thông qua dự án đường sắt trị giá gần 8,4 tỷ USD
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Ảnh: QH)

Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án sẽ tạo giá trị khoảng 4,56 tỷ USD, ước tính tạo khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng và 2.500 việc làm lâu dài.

Về cơ chế đặc thù, cơ quan soạn thảo khẳng định đây là Dự án có tiến độ rất gấp, quy mô lớn, nếu thực hiện theo quy định hiện hành thì sẽ không đáp ứng tiến độ theo yêu cầu.

Đồng thời, với chủ trương của Đảng về tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026 - 2030 thì việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án sẽ là một động lực góp phần tăng trưởng.

Trên cơ sở nghiên cứu các chính sách đã được Quốc hội thông qua cho đường sắt tốc độ cao và những đặc thù của dự án, tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các Đại biểu tại các phiên thảo luận Tổ, Bộ Xây dựng kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng 15 chính sách tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 và bổ sung 03 chính sách mới.

Hoàng Phúc

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm