
Sửa Luật Tổ chức Quốc hội: Làm rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội trong “làm luật và sửa đổi luật”
17/02/2025 15:00
Đại biểu Quốc hội đề nghị đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Đại biểu đề xuất quy định lộ trình giảm cấp phó sau sắp xếp tổ chức bộ máy |
Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Về việc phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, đa số ý kiến các vị đại biểu tán thành quy định tại Điều 5 nhằm phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước. Một số ý kiến tuy tán thành, nhưng đề nghị chuyển sang quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định nội dung này trong Luật Tổ chức Quốc hội là xuất phát từ yêu cầu phải phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan theo đúng quy định của Hiến pháp.
Đây là đạo luật quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nên cần bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ “làm luật và sửa đổi luật” quy định tại khoản 1 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013.
![]() |
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo. Ảnh: Quốc hội. |
Đồng thời, thống nhất với cách thức quy định hiện nay tại dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) cũng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.
Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung nội dung trên nhằm cụ thể hóa yêu cầu về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xác định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này trong dự thảo Luật và chỉnh lý các quy định liên quan bảo đảm phù hợp với Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị và thống nhất với dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu, dự thảo Luật được tiếp thu, chỉnh lý quy định Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc/Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
Đối với các ý kiến góp ý về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, và sẽ thông qua ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.
Về kỳ họp Quốc hội, một số ý kiến đề nghị thay cụm từ “Quốc hội họp bất thường” thành “Quốc hội họp không thường lệ” hoặc Quốc hội có kỳ họp chuyên đề.
Tiếp thu nội dung này, dự thảo Luật quy định Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
![]() |
Đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội |
“Đồng thời, sẽ tiếp tục nghiên cứu việc đánh số các kỳ họp thường lệ và không thường lệ của Quốc hội cho phù hợp để thực hiện thống nhất từ nhiệm kỳ sau”, ông Hoàng Thanh Tùng nêu rõ.
Điểm mới quan trọng là dự thảo Luật được trình thông qua quy định rõ: Luật chỉ quy định các vấn đề mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; quy định cụ thể các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân, tố tụng tư pháp, các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và xã hội.
Đối với các nội dung quản lý Nhà nước theo từng lĩnh vực, các vấn đề mới, có tính kiến tạo phát triển, các vấn đề chưa có thực tiễn kiểm nghiệm, luật chỉ quy định các nội dung chính sách có tính nguyên tắc, định hướng thuộc thẩm quyền của Quốc hội để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng; phân quyền cho Chính phủ, các cơ quan trong bộ máy Nhà nước trong việc tiếp tục cụ thể hóa các quy định của luật và thực hiện phân cấp bảo đảm phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của từng cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương các cấp và kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; cơ bản không quy định các nội dung về thủ tục hành chính, về quy trình, quy chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và các nội dung có tính biến động cao.
Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 21 điều (tăng 4 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến) và bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành.
“Điều 39. Việc tạm đình chỉ hoặc mất quyền đại biểu Quốc hội 1. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong các trường hợp sau đây: a) Đại biểu Quốc hội bị khởi tố bị can; b) Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của đại biểu Quốc hội, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên đối với đại biểu Quốc hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự, mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã có văn bản đề nghị tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với đại biểu Quốc hội đó. 2. Đại biểu Quốc hội được trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu và khôi phục các lợi ích hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền có quyết định, kết luận về việc không có vi phạm, không xử lý kỷ luật, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với đại biểu đó, hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên đại biểu đó không có tội, hoặc được miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp đại biểu Quốc hội bị xử lý kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ mà có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho trở lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu hay đề nghị Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội. 3. Đại biểu Quốc hội bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”. |

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe khách khi ra vào bến xe

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành ở Đồng Nai khiến hai người chết

Bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng tại Hà Nội

Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị "Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô"

Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Những dấu mốc, con số đáng nhớ của Ngày Chiến thắng tại Liên bang Nga

Không thu thuế với máy điều hoà có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU

Phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh

Đại biểu đề nghị bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án hóa chất đối với người lao động

Tạo thuận lợi trong phát triển, quản lý hóa chất

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Kết thúc hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
