--> -->
Dòng sự kiện:

Thí điểm cấp QR Code cho người dân 3 quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh

14/09/2021 16:37

Chia sẻ
Thành phố Hồ Chí Minh cấp mã QR cho người dân quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ qua ứng dụng “Y tế HCM” để kiểm soát việc đi lại, tham gia hoạt động sản xuất an toàn từ ngày 16/9.
Chỉ mất từ 2-5 giây để quét mã QR Code tại 23 chốt kiểm soát cửa ngõ ra - vào Thủ đô Ra mắt nền tảng hỗ trợ truy vết F0 Yêu cầu 100% siêu thị, cửa hàng tiện lợi tại Hà Nội triển khai quét mã QR phòng, chống dịch

Ngày 14/9, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh có văn bản gửi Ủy ban nhân dân (UBND) quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, các khu chế xuất và công nghiệp, khu công nghệ cao để sử dụng nền tảng ứng dụng thống nhất “Y tế HCM” hỗ trợ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn.

Thí điểm cấp QR Code cho người dân 3 quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh
Ứng dụng "Y tế HCM".

Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Y tế để phát triển nền tảng khai báo y tế điện tử có tên “Y tế HCM” thành nền tảng ứng dụng thống nhất để phục vụ người dân tham gia sản xuất, kinh doanh, lưu thông trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19.

Mỗi người dân được cấp một mã QR trên ứng dụng điện thoại thông minh có cài app “Y tế HCM”. Trong trường hợp người dân không dùng điện thoại thông minh thì sẽ được cấp mã số qua tin nhắn điện thoại (SMS) hoặc được cơ quan Nhà nước, đơn vị sử dụng lao động in mã QR ra thẻ.

Các thông tin chính gắn với mã QR cá nhân gồm khai báo y tế, lịch sử tiêm vắc xin phòng Covid-19 (mũi 1, mũi 2), kết quả xét nghiệm, thông tin theo dõi sức khỏe tại nhà (dành cho F0 cách ly tại nhà).

Người dân thực hiện khai báo y tế điện tử trên ứng dụng điện thoại di động hoặc truy cập địa chỉ https://khaibaoyte.tphcm.gov.vn/ trước khi ra đường. Mã QR hoặc mã số sẽ được dùng để xuất trình tại trạm kiểm soát; trụ sở sản xuất kinh doanh; các nơi kiểm soát ra vào theo quy định như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cơ sở bán thực phẩm… F0 cách ly tại nhà cũng sẽ khai báo sức khỏe trên ứng dụng này.

Đơn vị sản xuất, kinh doanh sẽ lập và duyệt danh sách người lao động được tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh theo số lượng và điều kiện của Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện. Doanh nghiệp kiểm tra người ra vào tại khu vực cần kiểm soát, kiểm tra, giám sát yếu tố dịch tễ khi phát hiện các cảnh báo từ hệ thống.

Ứng dụng “Y tế HCM” được triển khai trên nguyên tắc liên thông, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng công nghệ phòng chống dịch của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế thông qua nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) và thành phố Hồ Chí Minh (HCM LGSP), Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh cho biết. Nền tảng này sử dụng mã QR cá nhân thống nhất quốc gia, dùng chung giữa các ứng dụng như Bluezone, NCOVI, VHD, VNEID...

Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch thí điểm ứng dụng trong phạm vi quản lý của đơn vị, lập danh sách đối tượng dự kiến tham gia thí điểm trong ngày 14/9 để phối hợp thực hiện.

Hồng Ngọc

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.
Xem thêm