--> -->
Dòng sự kiện:

Tỉnh loại I có không quá 4 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

23/07/2022 18:17

Chia sẻ
Về số lượng tối đa Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND), Nghị định nêu rõ, đối với đơn vị hành chính ở nông thôn: tỉnh loại I có không quá 4 Phó Chủ tịch UBND; tỉnh loại II, loại III có không quá 3 Phó Chủ tịch UBND.
Bộ Nội vụ đề xuất 133 vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý, 40 vị trí công chức chuyên môn nghiệp vụ Xây dựng bộ công cụ đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022 - 2025

Ngày 22/7, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BNV ban hành Nghị định quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Bầu thành viên UBND bằng bỏ phiếu kín

Số lượng Phó Chủ tịch UBND được xác định theo phân loại đơn vị hành chính quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ thực hiện chủ trương luân chuyển, điều động cán bộ về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND thì Phó Chủ tịch UBND do luân chuyển, điều động nằm ngoài số lượng Phó Chủ tịch UBND quy định tại Nghị định này.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tăng thêm Phó Chủ tịch UBND các cấp để thực hiện chủ trương luân chuyển, điều động cán bộ, nhưng bảo đảm số lượng Phó Chủ tịch UBND tăng thêm tại một đơn vị hành chính do luân chuyển hoặc điều động không quá 01 người.

Ủy viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Ủy viên phụ trách quân sự và Ủy viên phụ trách công an ở cấp tỉnh, cấp huyện. Số lượng và các chức danh cụ thể của Ủy viên UBND là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện theo Nghị định của Chính phủ.

Tỉnh loại I có không quá 4 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Người dân làm thủ tục hành chính tại UBND quận Ba Đình (ảnh minh họa).

Ủy viên UBND cấp xã gồm Ủy viên phụ trách quân sự và Ủy viên phụ trách công an ở cấp xã.

Việc bầu thành viên UBND bằng hình thức bỏ phiếu kín. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín do Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp quyết định.

Trường hợp Phó Chủ tịch, Ủy viên UBND được HĐND bầu chức danh mới nhưng vẫn thuộc thành viên UBND cùng đơn vị hành chính đó thì không thực hiện thủ tục miễn nhiệm chức danh cũ trước khi bầu chức danh mới. Khi được bầu vào chức danh mới thì đương nhiên thôi thực hiện nhiệm vụ của chức danh cũ.

Tỉnh loại I có không quá 4 Phó Chủ tịch

Việc bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý cán bộ. Kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phải trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, phê chuẩn.

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh và giao quyền Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện; quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện và giao quyền Chủ tịch UBND cấp huyện.

Tương tự, Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã và giao quyền Chủ tịch UBND cấp xã.

Về số lượng tối đa Phó Chủ tịch UBND, Nghị định nêu rõ, đối với đơn vị hành chính ở nông thôn: tỉnh loại I có không quá 4 Phó Chủ tịch UBND; tỉnh loại II, loại III có không quá 3 Phó Chủ tịch UBND.

Huyện loại I có không quá 3 Phó Chủ tịch UBND; huyện loại II, loại III có không quá 2 Phó Chủ tịch UBND; xã loại I, loại II có không quá 2 Phó Chủ tịch UBND; xã loại III có 1 Phó Chủ tịch UBND.

Đối với đơn vị hành chính ở đô thị: Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 5 Phó Chủ tịch UBND; thành phố trực thuộc trung ương còn lại có không quá 4 Phó Chủ tịch UBND.

Quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá 3 Phó Chủ tịch UBND; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II, loại III có không quá 2 Phó Chủ tịch UBND; phường, thị trấn loại I, loại II có không quá 2 Phó Chủ tịch UBND; phường, thị trấn loại III có 1 Phó Chủ tịch UBND.

Nghị định cũng quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND khi nhập các đơn vị hành chính cùng cấp; số lượng Phó Chủ tịch UBND khi chia một đơn vị hành chính thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp; số lượng cụ thể Phó Chủ tịch UBND; quy định quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND…

H.L

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm