--> -->
Dòng sự kiện:

Vì sao chất lượng không khí ở Hà Nội thường kém theo mùa?

09/03/2024 16:23

Chia sẻ
Thời gian gần đây, Hà Nội liên tục đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí tăng cao, với chỉ số chất lượng không khí AQI (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới) phổ biến ở ngưỡng rất xấu. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người dân Thủ đô…
Sương mù giăng kín lối Cục Hàng không chỉ đạo khẩn sau khi nhiều chuyến bay bị hoãn do sương mù dày đặc Thời tiết ngày 6/3: Hà Nội sáng có sương mù, tối và đêm chuyển rét
Vì sao chất lượng không khí ở Hà Nội thường kém theo mùa?
Sương mù dày đặc ở Hà Nội những ngày gần đây. (Ảnh minh họa)

Theo thông tin từ ứng dụng theo dõi, dự báo chất lượng không khí IQAir, Hà Nội đang chịu tác động của ô nhiễm không khí và bụi mịn ở mức độ cao. Chỉ số AQI có lúc đã vượt quá 300 (cảnh báo đỏ đậm) và nhiều khu vực ở mức trên 200 (cảnh báo tím).

Có những thời điểm, Hà Nội đứng ở nhóm đầu Bảng xếp hạng các thành phố có ô nhiễm không khí nhất trên thế giới.

Thực tế, tình trạng khói bụi bao trùm thành phố, nhất là khoảng thời gian sáng sớm là điều không còn xa lạ với người dân Thủ đô. Từ xa có thể thấy lớp sương mù dày đặc bao trùm khắp con đường, nhiều tòa nhà cao tầng cũng chìm trong sương bụi, không thấy rõ đâu là tầng cao nhất.

Vì sao chất lượng không khí ở Hà Nội thường kém theo mùa?
Chỉ số AQI vào lúc 14h49 ngày 9/3 ở Hà Nội vẫn đứng đầu thế giới.

Theo nhiều chuyên gia, bên cạnh các nguyên nhân như khí thải từ phương tiện giao thông, các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề tái chế, đặc trưng của mùa đông cũng góp phần gia tăng yếu tố ô nhiễm. Khác với mùa hè có mưa nhiều, nhiệt độ cao giúp bụi nhanh chóng phát tán, mùa đông với nền nhiệt thấp, ít mưa đã khiến các chất gây ô nhiễm tồn đọng trong môi trường không khí.

Tác động đến cuộc sống

Không khí ô nhiễm đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với cuộc sống của người dân. Việc hít thở hằng ngày trong môi trường khói bụi không chỉ gây ra các vấn đề về sức khỏe như viêm phổi, hen suyễn mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và tâm trạng của con người.

Là một nhân viên chạy xe công nghệ, ngày ngày rong ruổi khắp các con phố Hà Nội, anh Lê Minh Vương chia sẻ: “Tôi làm việc cả ngày nên không thể tránh khỏi tình trạng ngạt mũi, bụi dính đầy trên mặt và cả quần áo. Nhất là đi qua những con đường đang thi công hoặc giờ cao điểm thì ô nhiễm lại càng rõ rệt. Cuối ngày, tôi thường rửa mặt và nhỏ thuốc mắt để bảo vệ bản thân trước ảnh hưởng mà ô nhiễm gây ra”.

Vì sao chất lượng không khí ở Hà Nội thường kém theo mùa?
Anh Lê Minh Vương che chắn kĩ lưỡng khi chạy xe cả ngày dài.

Khi đi bộ đến trường, đi tập thể dục, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của bạn Hương Sang, sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội: “Lúc mới lên học tập ở Hà Nội, tôi cảm thấy không quen khi tiếp xúc với môi trường ở đây vì có nhiều khói bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông. Ban đầu việc đeo khẩu trang khi chạy bộ khiến tôi cảm thấy ngột ngạt nhưng giờ đã quen với điều đó”.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, có 40% dân số Hà Nội (khoảng 3,5 triệu người) bị ảnh hưởng bởi nồng độ bụi trên 45 µg/m3, gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO. Khi tiếp xúc lâu với bụi mịn PM2.5, người dân sẽ dễ mắc các bệnh như: Bệnh tim do thiếu máu cục bộ (IHD), tai biến mạch máu não (đột qụy), phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư phổi (LC), nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ALRI), tiểu đường type 2 ở người trưởng thành.

Để giảm mức độ ô nhiễm không khí, thời gian qua Thành phố cũng áp dụng một số biện pháp để tăng chất lượng không khí như tăng số lượng cây xanh, di dời cơ sở công nghiệp khỏi nội đô, phát triển xe buýt điện, xử lý hành vi đốt rơm rạ sau thu hoạch, cấm đun than tổ ong… Tuy nhiên, bên cạnh thực hiện cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới (COP 28) cần tăng cường quản lý việc đốt rác và hạn chế bụi đường, tăng cường giao thông công cộng và khuyến khích các loại xe điện, kiểm soát khí thải với xe máy (giúp giảm 5µg/m3 lượng PM2.5).

Đồng thời có chiến lược quản lý chất thải bền vững như nâng cao năng lực xử lý chất thải như tăng tỷ lệ thu gom, phân loại và tái chế.

Người dân Thủ đô cũng cần có các biện pháp chủ động như đeo khẩu trang, sử dụng máy lọc không khí để phòng tránh các tác động đến sức khỏe.

H.D

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm