--> -->
Dòng sự kiện:

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

11/04/2024 16:57

Chia sẻ
Ngày 11/4, phiên sơ thẩm xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác đã kết thúc sau 1 tháng xét xử và nghị án kéo dài. Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tử hình về tội “Đưa hối lộ”, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã nộp bao nhiêu nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả? Hoàn tất công bố cáo trạng vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm Có bao nhiêu đối tượng bỏ trốn trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm?

Đồng thời, căn cứ vào khấu trừ phần nghĩa vụ của một số bị cáo khác đã hoàn trả cho bị cáo Trương Mỹ Lan, Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường toàn bộ hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo Lan gây ra gần 673.850 tỷ đồng cho Ngân hàng SCB.

Bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa ngày 11/4.

Theo Hội đồng xét xử, bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ của hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, là người sở hữu thực sự và chi phối hơn 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB, có quyền lực chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của Ngân hàng SCB, tuyển chọn, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB.

Từ năm 2012 đến 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng cả gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng.

Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng; gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh.

Trong suốt 10 năm thâu tóm Ngân hàng SCB, bà Lan đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi.

Như vậy, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng dư nợ gốc và gây thiệt hại hơn 129.000 tỷ đồng là lãi phát sinh từ số tiền gốc chiếm đoạt nêu trên.

Bị cáo Trương Mỹ Lan lĩnh án tử hình
Bị cáo Trương Mỹ Lan (áo trắng bên trái) và bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước (ngoài cùng bên phải) tại phiên tòa ngày 11/4.

Về hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước tại Ngân hàng SCB, theo Hội đồng xét xử, quá trình thanh tra, bị cáo Trương Mỹ Lan gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn (nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II), Trưởng đoàn thanh tra; đồng thời chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) đưa 5,2 triệu USD cho Đỗ Thị Nhàn.

Ngoài ra, phía Ngân hàng SCB còn đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong Đoàn thanh tra. Từ đây, các bị cáo trong Đoàn thanh tra đã chỉ đạo, lập các báo cáo không trung thực, không đầy đủ, bao che sai phạm của Ngân hàng SCB, dẫn đến việc không kịp thời ngăn chặn để Trương Mỹ Lan và đồng phạm rút, sử dụng tiền của Ngân hàng SCB trái pháp luật. Hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan cấu thành tội “Đưa hối lộ", còn bị cáo Đỗ Thị Nhàn phạm tội “Nhận hối lộ”; cần phải thu hồi 5,2 triệu USD trả lại cho Ngân hàng SCB.

Xuân Tình

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.
Xem thêm