--> -->
Dòng sự kiện:

Đại biểu Quách Thế Tản (Hòa Bình): Cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa lĩnh vực giáo dục

30/03/2021 09:12

Chia sẻ
Trong nhiệm kỳ khóa XIV, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của Quốc hội còn có sự đóng góp rất tích cực và hiệu quả của Chủ tịch nước, của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp trong suốt hành trình giai đoạn 2016-2021. Đó là chia sẻ của đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản - Đoàn đại biểu tỉnh Hòa Bình tại phiên thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước và Chính phủ ngày 29/3.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Các khoản thu phải công khai, minh bạch theo số tháng thực học Infographic: Vi phạm quy định hoạt động tư vấn du học bị phạt tới 50 triệu đồng

Theo đại biểu Quách Thế Tản, các vị đại biểu thì đã thảo luận và Chủ tịch Quốc hội cũng đã khẳng định là Quốc hội khóa XIV là một nhiệm kỳ thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những thành tựu và dấu ấn nổi bật. Tiếp tục gần dân, sát dân, có nhiều đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, lập pháp giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước cũng như hoạt động ngoại giao, nghị viện.

Đại biểu Quách Thế Tản (Hòa Bình): Cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa lĩnh vực giáo dục
Đại biểu Quách Thế Tản (Hoà Bình): Cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực giáo dục

“Tôi đồng tình cao với nhận định của Chủ tịch Quốc hội và cho rằng những thành tựu đó, những dấu ấn đó, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của Quốc hội còn có sự đóng góp rất tích cực và hiệu quả của Chủ tịch nước, của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp trong suốt hành trình 5 năm của Quốc hội khóa XIV”, đại biểu nhấn mạnh.

Cùng với đó, đại biểu đoàn Hòa Bình cũng nhất trí cao với báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đã thực hiện có hiệu quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp quy định và các nghị quyết của Quốc hội đã đề ra. Đồng thời, với vị trí, vai trò là nguyên thủ quốc gia thì Chủ tịch nước đã thực hiện rất tốt vai trò đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế.

Đại biểu Quách Thế Tản cũng nhất trí với Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại Quốc hội cũng như là những ý kiến nhấn mạnh của Thủ tướng trong buổi thuyết trình về học tập Nghị quyết XIII của Đảng, nói rất rõ quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn tới cũng như là đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020.

Có thể nói Chính phủ đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV với những thành tích rất đáng tự hào, khá toàn diện về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt là trong nhiệm kỳ qua, Chính phủ đã đề xuất và được Quốc hội ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đây là một quyết sách hết sức quan trọng, có ý nghĩa chính trị và kinh tế rất lớn.

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có một phong cách chỉ đạo rất đổi mới, rất quyết liệt, sáng tạo, đi sâu, đi sát phong trào, gần gũi với người dân. Rất mong Chính phủ tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa những thành quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, để từ đó nối tiếp và tạo nền tảng để tiến lên thực hiện khát vọng xây dựng quốc gia Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào giữa thế kỷ XXI. Đại biểu cũng đồng tình với báo cáo của Chính phủ về một số tồn tại, hạn chế thời gian qua, rất mong Chính phủ sẽ tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Trên cơ sở những thành tự đã đạt được, đại biểu đoàn Hòa Bình cũng đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa, sâu sát hơn nữa trong việc chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong việc tiếp công dân, giải quyết kịp thời, thấu đáo những ý kiến nghị chính đáng của công dân. Việc này trong thời gian vừa qua chúng ta cũng làm chưa được tốt lắm và tôi đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát về lĩnh vực này.

Về giáo dục, đào tạo, bên cạnh những thành tựu rất lớn, rất đáng tự hào của nền giáo dục Việt Nam hơn 70 năm qua, chúng ta cũng còn nhiều việc phải làm để khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong đó có việc chỉ đạo sát sao hơn nữa, tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn nữa Luật Giáo dục năm 2019, nhất là việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, vấn đề biên soạn, sử dụng sách giáo khoa sao cho thiết thực và có hiệu quả.

Song song đó, trong lĩnh vực giáo dục là cần quan tâm hơn nữa việc giáo dục toàn diện, nhất là về đạo đức của học sinh trong và ngoài nhà trường, ở đây cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục, tức là nhà trường, gia đình và xã hội để góp phần tích cực vào việc đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện.

Đại biểu Quách Thế Tản cũng kiến nghị, Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa lĩnh vực giáo dục thường xuyên, giáo dục cho người lớn như trong Luật Giáo dục đã quy định và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về học tập suốt đời theo tư tưởng, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng xã hội học tập và tiếp tục phát huy truyền thống quý báu của một đất nước văn hiến, một dân tộc hiếu học đã trải qua bao thế kỷ.

Đỗ Đạt

Đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Qua tổng hợp của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, đa số ý kiến thống nhất và tán thành cao với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp và đều cho rằng nội dung sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ hơn vị thế của MTTQ Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.
Xem thêm