--> -->
Dòng sự kiện:

Hà Nội tập trung phát triển kinh tế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19

26/01/2022 19:54

Chia sẻ
Chiều nay (26/1), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2022 và công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Chánh Văn phòng UBND Thành phố Nguyễn Anh Dũng và Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng đồng chủ trì buổi họp báo.
Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Quốc hội luôn đổi mới hoạt động để đáp ứng yêu cầu cấp thiết phục hồi kinh tế - xã hội Quận Bắc Từ Liêm: Tăng cường phòng, chống dịch gắn với phát triển kinh tế

Thông tin tại cuộc họp báo, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Dũng cho biết: Năm 2022, thành phố Hà Nội xác định mục tiêu tổng quát là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tập trung thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế; chú trọng phát triển văn hóa, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Tiếp tục thực hiện năm chủ đề 2022: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, Thành phố tập trung thực hiện 24 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu, chi ngân sách và biên chế hành chính, sự nghiệp; 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành; phân công 170 nhiệm vụ cụ thể các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã với quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Hà Nội tập trung phát triển kinh tế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19
Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Dũng phát biểu tại buổi họp báo

Về kết quả kinh tế - xã hội tháng 1/2022, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 1/2022 của Thành phố ước đạt 45.872 tỷ đồng, đạt 14,7% dự toán, bằng 111,3% so với cùng kỳ, trong đó: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 3.041 tỷ đồng, đạt 13,9% dự toán, bằng 170,2% so với cùng kỳ. Thu nội địa là 42.832 tỷ đồng, đạt 14,8% dự toán, bằng 109,0% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương ước đạt 5.264 tỷ đồng, đạt 4,9% dự toán đầu năm, bằng 113,1% so với cùng kỳ, trong đó: Chi đầu tư phát triển là 750 tỷ đồng, đạt 1,5% dự toán, bằng 90,2% so với cùng kỳ. Chi thường xuyên là 4.345 tỷ đồng, đạt 8,2% dự toán, bằng 113,6% so với cùng kỳ.

Thành phố đang thực hiện tốt các giải pháp phục hồi, tập trung phát triển nền kinh tế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội tháng 1/2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 1 tăng trên 2 con số so với cùng kỳ: kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.563 triệu USD, giảm 3,6% so tháng 12/2021 và tăng 32,6% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 3.498 triệu USD, giảm 0,4% so với tháng 12 và tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Du lịch Thành phố khởi sắc trong những ngày đầu năm mới, đặc biệt là du lịch nội địa: Khách quốc tế tháng 1/2022 ước đạt 17 nghìn lượt khách, tăng 5,1% so với tháng 12 và giảm 22,5% so với cùng kỳ. Khách nội địa ước đạt 126 nghìn lượt khách, tăng 3,2% so với tháng 12 và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Công tác thu hút đầu tư, tính đến ngày 20/1 là 442 triệu USD, điều chỉnh chủ trương đầu tư 3 dự án ngoài ngân sách với số vốn 73 tỷ đồng. Về đăng ký doanh nghiệp, ước trong tháng 1 có 2.253 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký 20.231 tỷ đồng (tăng 9% về số lượng doanh nghiệp và giảm 5% vốn đăng ký so với cùng kỳ), 296 doanh nghiệp giải thể (giảm 3%), 6.967 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 9%); 4.583 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 58%).

Về công tác chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết (3 tháng trước, trong và sau Tết) với tổng giá trị ước khoảng 39.000 tỷ đồng. Các doanh nghiệp khai thác lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng trung bình từ 7-15% so với năm 2021; đồng thời đảm bảo tốt nhất nhu yếu phẩm thiết yếu sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19.

Đẩy mạnh bán hàng qua kênh online, triển khai thanh toán điện tử, giao hàng tận nơi; chủ động kết nối với các tỉnh, thành phố, sẵn sàng cung ứng đưa ngay hàng về Hà Nội khi có nhu cầu sử dụng cao và có biến động xảy ra. Thành phố tổ chức thành công các chương trình khuyến mại, hội chợ kích cầu mua sắm trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2022; hỗ trợ 26 tỉnh, thành phố và 2.000 sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố; hỗ trợ kết nối tiêu thụ trên 300.000 tấn hàng từ các địa phương; nhiều sản phẩm được đưa vào 57 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2/2022, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, nhiệm vụ quan trọng trước mắt là phục vụ nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần vui tươi, lành mạnh song song các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Thành phố cũng quán triệt nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương công vụ tại các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau kỳ nghỉ Tết, bảo đảm mọi hoạt động hành chính của Thành phố được duy trì thông suốt ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm.

Đặc biệt, Thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Sở Y tế tiếp tục hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn của Trung ương, Thành phố, đảm bảo tốt các điều kiện, an toàn cho học sinh trở lại trường học.

N. Hoa

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 10 năm qua quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực có sức lan tỏa, sâu rộng trong toàn Đảng bộ quận.

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Sau vụ gần 600 loại sữa giả bị phát hiện, dư luận lại bức xúc với chuyện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… bị cơ quan chức năng triệt phá. Đáng lo ngại, khi một số sản phẩm này đã được bán trên thị trường trong suốt thời gian dài. Đây là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp.

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đã chia sẻ những gửi gắm của người lao động đến Quốc hội.

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…
Xem thêm