
Kết nối cung - cầu lao động TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long
14/11/2023 17:41
An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí Khởi động cuộc thi Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2023 TP.HCM: Tồn tại nhiều sản phẩm “sleepbox” mất an toàn phòng cháy chữa cháy |
Theo đó, đầu cầu chính tại TP.HCM được tổ chức tại Cơ sở 2 Trường Cao đẳng nghề TP.HCM (số 19A, Đường 17, Phường Linh Chiểu, thành phố Thủ Đức, TP.HCM).
Các điểm cầu thuộc Trung tâm DVVL các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm: An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Cần Thơ.
Tại đầu cầu trực tiếp và trực tuyến TP.HCM có từ 35 doanh nghiệp tham gia, học sinh, sinh viên trường nghề, người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm tham gia sàn giao dịch việc làm (khoảng 1.500 người). Tại các điểm cầu trực tuyến giữa khu vực TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm DVVL các tỉnh mời từ 10 – 15 doanh nghiệp tham gia, học sinh, sinh viên trường nghề, đặc biệt huy động mời người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm tham gia sàn giao dịch việc làm.
![]() |
Người lao động tham gia một ngày hội việc làm tại TP.HCM. |
Sàn giao dịch việc làm sẽ thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động về hình thức tổ chức sàn giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến; tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động về cung cầu lao động.
Đồng thời, tổ chức các hoạt động kết nối giữa người lao động và người sử dụng lao động trực tuyến qua phần mềm skype, các website, các kênh thông tin điện tử như fanpage, zalo,... để người lao động và các doanh nghiệp tại đầu cầu TP.HCM và điểm cầu các tỉnh trao đổi, phỏng vấn tìm việc làm.
Theo bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm DVVL TP.HCM, sàn giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến liên kết vùng nhằm kết nối cung - cầu lao động khu vực TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh có cơ hội tiếp cận nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Đặc biệt, người lao động mất việc làm, bị cắt giảm lao động ở các doanh nghiệp do thiếu đơn hàng quay trở lại thị trường lao động, có việc làm ổn định, đảm bảo tiền lương thu nhập và đời sống, hỗ trợ doanh nghiệp tìm được nguồn lao động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần khôi phục và phát triển tình hình kinh tế - xã hội Thành phố và các tỉnh lân cận. Sàn giao dịch việc làm cũng là cơ hội giúp người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp và có cơ hội thay đổi môi trường làm việc.

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Trung tâm Báo chí Thủ đô: Nền móng cho hệ sinh thái truyền thông công hiện đại

Cầu Giấy: Biểu dương 111 "Công nhân giỏi" và 312 "Sáng kiến, sáng tạo" tiêu biểu năm 2025

Gần 3.000 vị trí, mức lương hấp dẫn tại Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025

Thu hút lao động thất nghiệp tham gia học nghề

Sắp diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn lao động

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trên 50% vị trí tuyển dụng yêu cầu trình độ đại học

Những ngành nghề “miễn nhiễm” với AI

Nhiều cơ hội cho lao động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ

15 doanh nghiệp trong KCN WHA Nghệ An cần tuyển 12.000 vị trí việc làm

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025
Tin đọc nhiều

Công an phường Dương Nội vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Tỷ giá USD hôm nay (8/5): Giá bán USD trên thị trường tự do giảm
