--> -->
Dòng sự kiện:

Triển khai Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII: Cụ thể hóa tinh thần đổi mới của Công đoàn Việt Nam

20/05/2025 15:14

Chia sẻ
Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII có nhiều nội dung mới, thể hiện tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động công đoàn.
Tháng cao điểm tổ chức các hoạt động chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động Hành trình kết nối trái tim người lao động với biển đảo quê hương Giữ vững, phát huy được vai trò của tổ chức Công đoàn sau khi tinh gọn tổ chức, bộ máy

Ngày 20/5, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII tại khu vực phía Bắc. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Triển khai Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII: Cụ thể hóa tinh thần đổi mới của Công đoàn Việt Nam
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII, với 11 chương và 45 điều, tăng 10 điều so với khóa XII, có nhiều nội dung mới, thể hiện tinh thần đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động công đoàn. Một trong những điểm nhấn quan trọng của Điều lệ lần này chính là việc xác định rõ ràng đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Đáng chú ý, Điều lệ khóa XIII đã bổ sung những vấn đề cơ bản về đoàn viên công đoàn. Xác định rõ đối tượng, điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam; đồng thời bổ sung điều kiện đối với người lao động tại thời điểm viết đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam “không là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” để đảm bảo nguyên tắc một người lao động chỉ tham gia một tổ chức đại diện của người lao động.

Bên cạnh việc chú trọng đến đoàn viên, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII cũng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có đủ phẩm chất, có trình độ, đủ năng lực và uy tín. Việc bổ sung có hệ thống các quy định về cán bộ Công đoàn cho thấy sự nhận thức sâu sắc về vai trò then chốt của đội ngũ này trong việc hiện thực hóa các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức.

Cùng đó, Điều lệ lần này cũng hoàn thiện về nguyên tắc tổ chức và hệ thống tổ chức Công đoàn, như: Bổ sung mô hình nghiệp đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, góp phần đa dạng hoá hình thức tập hợp người lao động tự do hợp pháp có việc làm phi chính thức vào tổ chức Công đoàn Việt Nam, nhằm chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động khu vực phi chính thức. Sửa đổi quy định về tỷ lệ bầu bổ sung Ban Chấp hành Công đoàn trong nhiệm kỳ; không quy định tỷ lệ bầu bổ sung trong nhiệm kỳ đối với Công đoàn cấp cơ sở; đồng thời bổ sung quy định trường hợp đặc biệt, do Công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định, để linh hoạt trong xử lý khi có tình huống cụ thể.

Triển khai Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XIII: Cụ thể hóa tinh thần đổi mới của Công đoàn Việt Nam
Cán bộ Công đoàn dự Hội nghị.

Đối với Công đoàn cơ sở, Điều lệ khóa XIII đã đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc đối với các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp khi có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam. Việc giao cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quy định chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục gia nhập hoặc liên kết hoạt động thể hiện sự thống nhất về chủ trương, đồng thời tạo không gian cho sự linh hoạt trong quá trình thực hiện, phù hợp với đặc điểm đa dạng của các loại hình doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng nhấn mạnh Điều lệ Công đoàn Việt Nam là văn kiện quan trọng, quy định nguyên tắc tổ chức, hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Vì vậy, việc triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả Điều lệ là trách nhiệm của tất cả các cấp Công đoàn trong cả nước.

Phó Chủ tịch đề nghị các cấp Công đoàn, các cán bộ Công đoàn nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của Điều lệ. Mỗi cán bộ Công đoàn, nhất là cán bộ Công đoàn chủ chốt các cấp, cần xác định rõ rằng việc triển khai thực hiện Điều lệ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là bước cụ thể hóa tinh thần đổi mới của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Điều lệ là cơ sở pháp lý cao nhất trong nội bộ tổ chức Công đoàn, vì vậy, việc chấp hành đúng Điều lệ là biểu hiện của kỷ luật, kỷ cương trong hệ thống tổ chức.

Cùng với đó, các cấp Công đoàn phải chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Điều lệ đến từng cán bộ, đoàn viên. Việc học tập không chỉ là hình thức mà phải thực chất, gắn với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng đơn vị.

"Các cấp Công đoàn cần vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của đơn vị, địa phương. Việc tổ chức thực hiện Điều lệ phải gắn với đặc thù của từng ngành, từng địa phương, nhưng vẫn đảm bảo thống nhất về nguyên tắc tổ chức và hoạt động. Những điểm mới của Điều lệ, như quy định về tổ chức Công đoàn cơ sở, tiêu chuẩn cán bộ Công đoàn... cần được vận dụng sát thực, đúng mục tiêu, không hình thức", Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng đề nghị.

B.Duy

Vỉa hè cho người đi bộ: Giành được, sao không giữ được?

Dù đã nhiều lần ra quân quyết liệt để “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, nhưng tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, trông giữ xe... vẫn tái diễn một cách dai dẳng tại nhiều khu vực ở Hà Nội. Thực trạng này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông, ảnh hưởng đến người đi bộ mà còn đặt ra bài toán chưa có lời giải trọn vẹn trong quản lý đô thị bền vững.

Thi đua sáng tạo - Kiến tạo tương lai

Tại quận Cầu Giấy, phong trào thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo” không chỉ dừng lại ở một cuộc vận động, mà đã trở thành động lực để từng tập thể, cá nhân vượt qua thử thách, đóng góp trí tuệ, tâm huyết vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Hãy ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp để Hà Nội hóa Rồng trong kỷ nguyên mới

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó xác định kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng bền vững. Làm thế nào để kinh tế tư nhân của Thủ đô phát triển? Đặc biệt, tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp để làm bệ phóng cho chặng đường dài, đưa Thủ đô phát triển xứng tầm khu vực? Đây là một trong những nội dung mà phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Vân, chuyên gia nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nữ nhà giáo giỏi chuyên môn, giàu tâm huyết

Với cô giáo Phạm Thị Quỳnh Duyên (giáo viên Ngữ văn Trường Trung học cơ sở Ba Đình, quận Ba Đình), nghề dạy học không chỉ là một lựa chọn mà còn là sứ mệnh được dẫn đường bằng trái tim và thực hiện bằng trí tuệ. Nhiều năm gắn bó với bục giảng, cô đã ghi dấu ấn đậm nét bằng sự tận tâm, sáng tạo trong từng tiết dạy cùng tình yêu thương và trách nhiệm trong mỗi lời nói, hành động với học trò.

Hệ thống Mặt trận: Tổ chức 6.558 hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đa số ý kiến đều bày tỏ sự thống nhất cao về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và mong muốn những điểm mới trong Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ phục vụ đắc lực cho tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam, cũng như chủ trương xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Xem thêm