
Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”
22/05/2025 13:38
Vẫn còn nhiều bất cập trong đăng ký khởi sự kinh doanh
Đưa ra nhận định tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân” vừa qua, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Vietnam (một tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn phát triển, nghiên cứu kinh tế, phân tích chính sách và quản trị dự án) cho rằng, cơ cấu của các doanh nghiệp tư nhân đăng ký chính thức có sự mất cân đối về cơ cấu. Trong số 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động, phần lớn vẫn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, trong khi số lượng doanh nghiệp cỡ vừa còn hạn chế.
![]() |
Cần những chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên” (Ảnh Đ.Đ) |
Cụ thể, khoảng 97% các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước có quy mô siêu nhỏ và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,5% tổng số. Đáng chú ý, theo TS. Lê Duy Bình, các doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,5%, tạo ra cơ cấu doanh nghiệp “bất thường” khi so sánh với cơ cấu của khu vực doanh nghiệp khác như tại Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa”, tức là tình trạng các doanh nghiệp có quy mô trung bình có số lượng rất ít ỏi, là một điều đáng quan ngại.
Cũng theo TS. Bình, việc “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” là một biểu hiện cho thấy có rất ít doanh nghiệp nhỏ đã lớn lên để trở thành doanh nghiệp quy mô vừa. Nguyên nhân là do hạn chế về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và do những khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Các doanh nghiệp nhỏ thiếu năng lực cũng như động cơ và tham vọng phát triển về quy mô. Hiện tượng “thiếu doanh nghiệp cỡ vừa” cũng cho thấy sẽ không có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa phát triển thành doanh nghiệp quy mô lớn trong trung hạn.
Bên cạnh đó, tính phi chinh thức của khu vực kinh tế tư nhân còn rất cao. Bởi bên cạnh 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, còn có hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, hàng trăm ngàn cá nhân kinh doanh, buôn bán, sản xuất nhỏ lẻ không đăng ký. Đây chính là đội ngũ được kỳ vọng sẽ bổ sung vào khối doanh nghiệp để có thể đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030. Tuy nhiên, việc “đẩy” khối hộ kinh doanh, kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn.
Nguyên nhân lớn nhất khiến hàng triệu hộ kinh doanh “không chịu lớn” đã được đề cập đến trong nhiều năm nay, đó chính là thủ tục hành chính. Mới đây, Báo cáo khảo sát thực trạng cung cấp thực hiện hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 (gọi tắt là Báo cáo) do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách hành chính của Thủ tướng Chính phủ càng khẳng định điều này. Theo báo cáo này, khó khăn trong thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp đối diện với 44,4% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.
Xét theo quy mô doanh nghiệp, 56,3% các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (có quy mô dưới 50 lao động), vốn đã hạn chế về nguồn lực phát triển, là đối tượng gặp khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính so với các doanh nghiệp khác. Trong đó, những khó khăn liên quan đến khởi sự kinh doanh mặc dù có cải thiện nhưng chỉ 26,4% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá tốt.
Cần có các chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh “lớn lên”
Theo báo cáo của Ban IV, một trong những vấn đề nổi bật mà các doanh nghiệp phản ánh là quy trình thủ tục hành chính trong khởi sự kinh doanh chưa được thực hiện đồng bộ và nhất quán giữa các địa phương. Mặc dù Chính phủ đã thực hiện nhiều cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục nhưng hộ kinh doanh, doanh nghiệp tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác phản ánh thực tế vẫn gặp khó khăn trong quá trình khởi sự kinh doanh.
Nguyên nhân quy trình thủ tục liên quan đến khởi sự kinh doanh vẫn còn kéo dài được xác định là do các cơ quan vẫn yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin trùng lặp hoặc không cần thiết, thiếu sự kết nối, chia sẻ thông tin, liên thông thủ tục giữa các cơ quan liên quan.
Trước thực tế này, Việt Nam đã thực hiện một số cải cách. Theo đó, thay vì thực hiện 4 thủ tục tại 4 cơ quan khác nhau, doanh nghiệp sẽ chỉ phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, kê khai 1 biểu mẫu, thực hiện thủ tục tại 1 cơ quan và nhận 1 kết quả. Các cơ quan sẽ chia sẻ thông tin với nhau thông qua mạng điện tử giữa các hệ thống dữ liệu của mỗi cơ quan. Kết quả, về mặt quy định, quy trình khởi sự kinh doanh ở Việt Nam giảm xuống còn tối thiểu 3 thủ tục với thời gian thực hiện 6 ngày.
Tuy nhiên, theo Báo cáo, thực tế phản ánh của doanh nghiệp khi thực hiện nhóm thủ tục hành chính này cho thấy vẫn còn những vấn đề ở khâu thực thi, khiến thời gian và chi phí tuân thủ có sự khác biệt giữa các địa phương và thường không đảm bảo được theo quy định. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp nhỏ phản ánh rằng quy định về các giấy phép con và điều kiện kinh doanh là trở ngại lớn nhất khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Việc phải xin nhiều giấy phép từ nhiều cơ quan khác nhau làm chậm quá trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ vốn hạn chế về nguồn lực
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhấn mạnh rằng việc cải thiện quy trình xử lý hồ sơ có thể giúp giảm thiểu chi phí khởi nghiệp và tăng tốc độ gia nhập thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực như hiện nay.
Do đó, để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, cần có các chính sách có tính kiến tạo để hộ kinh doanh trong khu vực phi chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi thành doanh nghiệp quy mô lớn hơn, để các doanh nghiệp lớn sẽ nâng cao được năng lực và trở thành động lực, hạt nhân tăng trưởng của một ngành, một khu vực hay một cụm doanh nghiệp.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự tập trung gần đây vào khu vực kinh tế tư nhân dường như mới chủ yếu là vào các doanh nghiệp tư nhân được đăng ký chính thức, đặc biệt là các tập đoàn doanh nghiệp tư nhân lớn. Phát triển được các chủ thể kinh tế ở khu vực này có ý nghĩa quan trọng không kém đối với việc phát huy được vai trò của các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân lớn…
Do đó, để tổng hợp được sức mạnh và lực lượng kinh tế tư nhân, các chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới cần quan tâm mạnh mẽ hơn nữa tới các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tới vấn đề phát triển các doanh nghiệp cỡ vừa và tới khu vực cơ sở kinh tế, các chủ thể kinh doanh vẫn đang được coi là phi chính thức hoặc bán chính thức như hộ kinh doanh và các cá nhân kinh doanh.

Triển khai Cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp”

Gia tăng ca cấp cứu vì biến chứng làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng

Đại biểu Quốc hội: Cần thanh tra việc quản lý, sử dụng viên chức, người lao động

Người dân cần chủ động các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

Giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng mạnh trong chiều 22/5

Hà Nội: Khởi tố 4 cán bộ phường Hoàng Liệt nhận hối lộ hơn 1 tỷ đồng

Mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức Hà Nội sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số

Ngọc Ân - Mô hình kinh tế tư nhân nhân văn, chuyển đổi xanh bền vững

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới
Tin đọc nhiều

Dự báo giá xăng, dầu trong phiên điều hành ngày mai (22/5)

Tỷ giá USD hôm nay (21/5): Giá USD "chợ đen" tăng nhẹ

Giá vàng lại tăng cao, người dân xếp hàng dài chỉ mua được... 1, 2 chỉ!

Tỷ giá USD hôm nay (22/5): Giá USD "chợ đen" tiếp tục giảm
